Tiền số và đầu tư mạo hiểm có một số điểm tương đồng và khác biệt. Chúng đều đầu tư vào những dự án công nghệ độc đáo và nếu thành công nó có thể làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người.
Trước hết chúng ta tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.
Tình hình cập nhật lên phiên bản 0.13.0 của các Masternode |
Thường các quỹ đầu tư vào Startup công nghệ có đặc điểm như sau:
- Có công nghệ độc đáo hoặc mới lạ mà thị trường chưa có ai đáp ứng
- Tiềm năng tăng trưởng gấp nhiều lần trong vòng 3 đến 10 năm
- Đem lại sp hữu ích cho rất nhiều người hoặc có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhất định
- Có lợi thế để giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường, và sẽ rất bất lợi cho kẻ đến sau
- Ngân sách đầu tư không phải để phát triển sản phẩm mà để phát triển thị trường và mở rộng năng lực để đáp ứng nhu cầu cực lớn khi có rất nhiều khách hàng
Ngoài ra còn đòi hỏi những điều kiện:
- Những người sáng lập có năng lực và nhiệt huyết
- Có nhóm ban đầu có đủ năng lực kỹ thuật hoặc lãnh đạo cần thiết để không gặp khó khăn khi thị trường mở rộng
- Có sản phẩm với tính năng cơ bản đủ đáp ứng những người thích khám phá (minimum viable product)
Hơn nữa điều kiện để đầu tư còn có:
- Người sáng lập không được bỏ công ty trước thời hạn nào đó, nếu không sẽ không được nhận cổ phần.
- Nhà đầu tư có quyền rút vốn trước và người sáng lập chỉ có thể rút vốn sau cùng
- Chỉ thưởng cho những thành viên nòng cốt khi đạt những chỉ tiêu nhất định như chiếm phần lớn thị trường hoặc công ty ra thị trường đại chúng (IPO)
Hơn nữa, quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ giúp công ty startup không chỉ nguồn vốn mà còn:
- Kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp
- Kết nối đối tác
- Tìm kiếm bổ sung những thành viên chủ chốt
- Có quyền loại bỏ những thành viên không phù hợp hoặc kém hiệu quả
Không những thế, các quỹ đầu tư không ném một cục tiền mà:
- Cấp vốn theo từng giai đoạn
- Tư vấn gọi vốn ở những giai đoạn sau để giảm rủi ro cho nhà đầu tư bằng cách thêm đội ngũ chuyên gia từ các quỹ hay công ty khác
- Nếu có rủi ro, quỹ đầu tư vòng trước có thể tìm cách thoái vốn để nhường phần rủi ro cho các quỹ hay công ty đến sau
Nếu những nhà sáng lập hiểu lĩnh vực đầu tư có thể
- Chọn nhà đầu tư năng lực và có khả năng bổ sung cho những điểm yếu của mình
- Ràng buộc nhà đầu tư với những điều kiện nhất định để không bị mất tài năng mà mình cần
Dù có những biện pháp chống rủi ro khá phức tạp và nhiều như vậy nhưng đầu tư mạo hiểm vẫn rất nhiều khả năng thất bại. Thường tỷ lệ thất bại trung bình lên đến 75%.
Bây giờ xem về đợt sóng ICO trong lĩnh vực tiền số. Ta có thể thấy một số điểm tương đồng và khác biệt.
Tương đồng:
- Mỗi một ICO cũng giống như gọi vốn của một startup
- Token giống như cổ phần của công ty
Khác biệt
- Nhiều ICO còn thậm chí không có sản phẩm, chỉ có bản cáo bạch nói khá chung chung những dự định, một số thậm chí còn không bỏ thời gian để viết mà chỉ đi copy từ dự án khác, và phần lớn thì toàn vẽ ra với những ngôn ngữ đao to búa lớn và ít có gì liên hệ với năng lực và khả năng thực hiện thành công.
- Một số coin tuy ra phần mềm ví nhưng chưa có nhiều giá trị vì fork từ coin khác và chỉ thay đổi vào thông số chưa có gì độc đáo
- Nhà đầu tư không được bảo vệ vì người sáng lập có thể rút vốn khỏi công ty bất cứ lúc nào nên khó giữ được động lực và nhiệt huyết
- Một cục tiền trao ngay từ đầu khiến nhà đầu tư dễ phung phí và nhanh chóng hết tiền khi đến giai đoạn cần tiền. Nếu nhà sáng lập vẫn nhiệt huyết thì phải bán bớt coin/token hay cổ phần của mình để lấy kinh phí cho nhóm, nhưng vì coin mất giá nên rất dễ bán quá nhiều cổ phần khiến mất động lực
- Hầu như không có cách nào bảo vệ lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh. Các coin đều có mã nguồn mở nên các coin khác thoải mái copy nên công nghệ độc đáo cũng không mang lợi thế đáng kể
- Nhà đầu tư không cần có điều kiện gì với các ICO, chỉ cần có tiền mà cũng không cần có nhiều tiền nên ai cũng có thể là nhà đầu tư
- Nhà đầu tư cũng không bị ràng buộc nên dễ dàng rút vốn bất cứ lúc nào nên cũng không cần cố gắng cho nó thành công
- Do đó nhà đầu tư hầu như không đóng góp giá trị gì cho sản phẩm hay vận hành doanh nghiệp mà chỉ có thể đóng góp bằng cách giới thiệu cho người khác. Nhưng vì rất dễ dàng ICO hay tạo coin khác nên nhà đầu tư cũng không tốn thời gian ở lại với coin hay ICO ban đầu mà chuyển sang loại mới và giới thiệu cho bạn bè coin mới và làm mất người dùng và nhà đầu tư cho coin/ICO cũ.
Bởi vậy sẽ là không ngoa nếu nói tỷ lệ thất bại của các ICO có thể lên đến 98-99% và như thế rõ ràng không thể giữ cho tiền số không bị sụt giá.
Tuy nhiên, còn chừng 1-2% dự án có thể thành công thì nó phải ít nhất có những điều kiện chống rủi ro.
Tuy nhiên, khi thị trường xuống giá mạnh mà nhóm nào thật tốt vẫn có thể có những cơ hội thành công. Tuy nhiên, cơ chế ICO hay ra loại coin mới có thể chỉ được xem như giai đoạn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần. Tức là những người đầu tư vào ICO hoặc đầu tư coin ban đầu nếu không vội vàng bán ngay thì rất có thể xảy ra một trong 2 trường hợp. Đó là hoặc là mất hết hoặc là có cơ hội tiếp tục vào vòng đầu tư sau đón những nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, những nhà đầu tư không chỉ có góp tiền cho dự án mà còn đóng góp cả chuyên môn như tư vấn, bỏ phiếu, khả năng hợp tác,...
Có lẽ chưa có coin nào tính đến khả năng này trừ những coin fork ra từ Dash. Tuy nhiên, những gì Dash làm là chưa đủ.
Nhưng liệu sự sụp đổ của những ICO và thất vọng của các nhà đầu tư có thể ảnh hưởng thế nào đến những dự án còn lại? Gần đây Dash đã làm được gì để giảm bớt rủi ro và tăng cơ hội thành công? Nếu coin tiếp tục xuống giá nữa thì Dash làm thế nào có vốn để tiếp tục hoạt động? Liệu những người sáng lập và những người giữ masternode có bán bớt để trang trải chi phí? Với mức giá hiện nay một số thành viên của Core Team đã tình nguyện không nhận lương, Dash đã giảm bớt nhân sự để giảm áp lực về chi phí và với ngân sách hiện nay vẫn đủ để Core Team hoạt động. Nhưng giả sử giá Dash giảm xuống chỉ còn một nửa và ngân sách dự trữ đủ để hoạt động mà không có thu nhập trong 6 tháng tức 12 tháng với một nửa kinh phí vẫn có từ ngân sách thì Dash có thể lấy đâu kinh phí mà tiếp tục phát triển?
Vậy, Dash làm gì để tiến lên giai đoạn mới? Trước hết chúng ta xem cải tiến về masternode.
Có nhiều người muốn Dash cải tiến để có tính năng chia sẻ masternode để có nhiều người hơn có thể đầu tư vào masternode. Nhưng trái với mong muốn đó, phiên bản 0.13.0 Dash làm ngược lại. Đó là masternode của Dash không chia sẻ quyền sở hữu (để nhiều người đầu tư chung một masternode một cách phi tập trung) mà chỉ chia thành 3 mức quyền khác nhau, đó là quyền sở hữu, quyền bỏ phiếu, và quyền vận hành.
Vậy chia 3 quyền như vậy có nghĩa là gì? Những người xây dựng kiến trúc của Dash mưu đồ gì khi làm như vậy?
Việc phân ra nhằm chia các việc như vận hành masternode, bỏ phiếu cho các dự án, và sở hữu masternode vào 3 ví khác nhau, thậm chí ví có chứa 1000 Dash đặt cọc có thể không nhất thiết là ví giữ quyền sở hữu masternode (tuy nhiên ví giữ đặt cọc có thể phế bỏ quyền sở hữu của ví giữ quyền sở hữu bằng cách chuyển khoản đặt cọc sang một địa chỉ khác). Như vậy có nghĩa là nếu bạn sở hữu masternode bạn có thể tạo ra 4 ví khác nhau. Ví có chứa Dash đặt cọc bạn có thể in ra giấy, cất đâu đó không cần kết nối mạng để không sợ bị hack, ví có quyền sở hữu có thể để vào USB để khi cần cắm vào để thay đổi người bỏ phiếu và người vận hành, ví có quyền bỏ phiếu có thể giao cho chuyên gia nghiên cứu để người đó xét duyệt và bỏ phiếu cấp vốn cho dự án, và ví vận hành thì giao cho người vận hành kỹ thuật cho bạn. Bạn đoán xem điều này mang ý nghĩa gì?
Phải chăng Dash đang mưu đồ chuyên nghiệp hoá các nhà đầu tư để thay vì chọn các nhà đầu tư nhỏ, thì nhắm đến các công ty lớn nơi có thể ủy quyền rõ ràng cho các chuyên gia trong các lĩnh vực riêng biệt? Vì một chuyên gia kỹ thuật có thể vận hành các máy chủ masternode một cách trơn tru có thể không hiểu biết lắm trong việc quyết định nên cấp vốn cho dự án nào và cũng không đủ thời gian nghiên cứu kỹ từng đề xuất. Tương tự vậy, người có năng lực chuyên môn để nghiên cứu các đề xuất chưa chắc có đủ năng lực kỹ thuật để vận hành. Ngoài ra khi Dash có giá trị cao người có thể sở hữu lại có thể là hội đồng quản trị của một công ty và người giữ quyền sở hữu có thể cấp quyền cho người bỏ phiếu và vận hành có thể không có quyền nắm giữ khoản đặt cọc để tránh lạm quyền hay tham nhũng.
Tất cả những điều này như là để lát đường cho sự chuyên nghiệp hoá về sau. Và có thể bài viết sau tôi sẽ chia sẻ với bạn bằng cách nào Dash vẫn có thể tiếp tục có kinh phí đầu tư và phát triển khi giá coin sụt xuống thậm chí đến mức $5, $10.
Nếu có thắc mắc hay muốn tranh luận hãy comment bên dưới bài viết này. Nếu thấy tâm đắc bạn có thể gửi link bài viết này cho bạn bè hay các chuyên gia để xem nhận xét của họ ra sao, vì rất có thể những gì tôi suy nghĩ chưa chắc đã chính xác và sự phản biện có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn và chọn đầu tư đúng vào dự án tốt và có cơ hội thành công cao.
No comments:
Post a Comment