Các thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực tiền điện tử (bài thứ 4) - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Saturday, April 8, 2017

Các thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực tiền điện tử (bài thứ 4)

Việc tìm hiểu các thuật ngữ về lĩnh vực blockchain và tiền điện tử không chỉ giúp cho những người muốn tìm hiểu về lĩnh vực này mà còn giúp những người biết tiếng Anh hiểu những từ kỹ thuật của lĩnh vực này để dịch tài liệu chuyên ngành của lĩnh vực này sang tiếng Việt được đúng nghĩa và dễ hiểu. Bài thứ 4 có thêm khá nhiều những thuật ngữ mới sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực hấp dẫn này.


Ledger: Sổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số thì mọi giao dịch của tiền kỹ thuật số được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.

Mainnet: Là mạng chính thức. Trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số người ta dùng 2 mạng lưới khác nhau một là mạng chính thức và một là mạng thử nghiệm. Hai mạng lưới này hoạt động giống nhau và cùng sử dụng chung một phần mềm chỉ khác ở chỗ là có tuỳ chọn khi chạy phần mềm khác nhau. Mạng chính thức kết nối các phần mềm ví với nhau và dùng cho các giao dịch thông thường, còn mạng thử nghiệm dùng để các lập trình viên thử nghiệm để viết phần mềm, kiểm tra lỗi và thử nghiệm các tính năng của các phần mềm.

Marketcap: Tổng giá trị thị trường của một loại coin. Giá trị này được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất nhân với tổng số coin lưu hành trên thị trường của một loại coin nào đó. Giá trị này có thể biến động tuỳ theo nhu cầu của thị trường giữa người mua và người bán ở từng thời điểm.

Masternode: Là một nút (node) mạng trong mạng lưới ngang hàng trong mạng lưới của Dash, một masternode cần có thêm một chút điều kiện hơn so với các nút mạng thông thường, để chạy được một masternode thì chủ của nó phải đặt cọc một lượng 1000 Dash và có địa chỉ IP tĩnh chạy trong trung tâm dữ liệu và máy tính đó cần có một cấu hình đủ mạnh. Masternode của Dash được sử dụng cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng lưới của Dash như PrivateSend, InstantSend, Decentralized Governance...

MASF: Khi phần lớn các miner được nâng cấp làm kích hoạt quy tắc mới người ta gọi là Miner Activated Soft Fork (MASF).

Miner: Máy đào coin hoặc người vận hành các máy đào coin để kiếm lợi nhuận bằng việc cung cấp năng lực tính toán để thực hiện việc xác thực các giao dịch cho mạng lưới tiền kỹ thuật số.

Mining: Đào coin

Mining rig: Đây là một máy tính thiết kế đặc biệt để đào coin. Một mining rig thường gồm rất nhiều card đồ hoạ cao cấp để tận dụng tối đa sức mạnh nhằm khai thác coin hiệu quả nhất.

MNO: Là viết tắt của Masternode Owner có nghĩa là chủ của Masternode.

Multisig: Có nghĩa là một ví sử dụng kỹ thuật với nhiều chữ ký, tức là một ví mà cần phải có nhiều chìa khoá cùng sử dụng thì mới có thể chuyển được tiền. Ví multisig dùng cho một tổ chức hay một công ty. Giả sử ví đó có 3 người có chìa khoá dùng để chuyển tiền và quy định ít nhất có 2 người cùng ký thì mới chuyển được. Tương tự vậy có thể có quy định ví cần 5 khoá và tối thiểu 3 khoá mới chuyển tiền đi được... Dash do kế thừa của Bitcoin nên có khả năng này, nhiều loại tiền điện tử không kế thừa từ Bitcoin không có khả năng này.

Moon, Mooning, hay Go to the Moon: Có nghĩa là giá sẽ tăng lên rất cao.

Node: Là một nút mạng tức là một phần mềm chạy trên một máy tính tham gia vào mạng lưới với các máy tính khác cũng chạy cùng phần mềm đó trên mạng ngang hàng. Trên mạng ngang hàng thì mỗi một node (nút) được coi ngang hàng với nhau.

On-chain và Off-chain: Đây là hai thuật ngữ thường đi kèm với những từ khác chỉ việc các hoạt động xảy ra trên block chain (On-chain) và ngoài blockchain (Off-chain). Những hoạt động on-chain luôn đảm bảo tính nhất quán, toàn vẹn và minh bạch, trong khi những giải pháp off-chain không đảm bảo tính toàn vẹn và có thể kiểm tra được.

Open source: Mã nguồn mở. Mã nguồn mở thường được nói nhiều trong lĩnh vực phần mềm nơi mà những lập trình viên cung cấp mã nguồn phần mềm của họ viết công khai lên mạng để mọi người đều có thể xem và sử dụng. 

Paper wallet: Là ví tiền điện tử được in ra giấy cho mục đích lưu trữ ngoài máy tính, điều này giúp cho nó tránh bị hacker đánh cắp.

Peers: Là nói đến các nút mạng ngang hàng trong mạng mang hàng (Peer to Peer).

Poloniex: Là tên của một sàn giao dịch nhiều loại tiền kỹ thuật số khác nhau, nhất là các loại Altcoin.

Pool: Thuật ngữ này được sử dụng với những người đào mỏ, tức là cung cấp các thiết bị của mình cho việc xác thực các giao dịch của một loại tiền điện tử và đổi lại người ta được trả công. Khi việc đào mỏ được nhiều người tham gia thì việc cạnh tranh trở nên khó khăn và rất khó để dành chiến thắng. Nếu không hợp sức và chia đều rủi ro thì có người cả năm đào mà chẳng trúng block nào. Bởi vậy nhiều thợ mỏ có thể tập hợp năng lực tính toán của mình để cùng nhau dò tìm để được nhận giải thưởng. Nếu một trong các thợ mỏ tìm được block thì sẽ chia đều cho các thành viên của nhóm tuỳ theo năng lực tính toán của từng người. Như vậy khả năng trúng block cho toàn nhóm là cao nhưng lại chia đều nên thợ mỏ có được phần thưởng tuy nhỏ để trang trải chi phí. Pool là cách để tập hợp nhiều thợ mỏ để cùng nhau đào và chia nhau giải thưởng. Thông thường với các loại coin nhiều người biết như Bitcoin thì mỗi Pool có thể có hàng ngàn thợ mỏ/máy đào khác nhau, thậm chí nhiều hơn.

POS: Có thể là viết tắt của Proof of Stake (xem ở dưới), Proof of Service (xem ở dưới), Point of Sale (máy tính tiền bán hàng gồm máy tính tiền, máy in hoá đơn và máy đọc thẻ).

POW: Xem Proof of Work bên dưới.

Private key: Có nghĩa là khoá riêng hay khoá bí mật. Trong lĩnh vực mã hoá thì có một lĩnh vực gọi là mã hoá bất đối xứng hay mã hoá công khai. Lĩnh vực này để mã hoá và giải mã thông tin chúng ta cần 2 chìa khoá, một dùng để khoá (mã hoá thông tin) và một để mở (giải mã thông tin). Chìa khoá dùng để mã hoá gọi là chìa khoá công khai, có thể cung cấp cho tất cả những ai mà ta muốn nhận thông tin dưới dạng mã hoá từ họ, còn chìa khoá bí mật (hay còn gọi chìa khoá riêng) dùng để giải mã thì ta giữ riêng, khi thông tin được mã hoá với khoá công khai rồi thì chỉ ai có chìa khoá bí mật mới giải mã để đọc được thông điệp. Chìa khoá bí mật đó gọi là Private key (hay còn gọi là secret key) còn chìa khoá công khai gọi là public key.

PrivateSend: Đây là một dịch vụ chuyển tiền ẩn danh của Dash. Dash được phát triển lên từ Bitcoin nên kế thừa dịch vụ chuyển tiền với sự minh bạch và bán ẩn danh của Bitcoin. Điều đó có nghĩa là các giao dịch chuyển tiền của Bitcoin không có chứa thông tin về tên người gửi và người nhận, thay vào đó là các địa chỉ là chuỗi ký tự khoá loằng ngoằng. Tuy nhiên, nếu biết địa chỉ của một người thì chúng ta có thể biết là địa chỉ đó có số dư thế nào và giao dịch với những địa chỉ khác ra sao. Dịch vụ PrivateSend giúp đảm bảo sự riêng tư bằng cách xáo trộn các nguồn đầu vào và đầu ra nhằm giúp đảm bảo thông tin được riêng tư và người ta không có cách nào truy tìm được nguồn gốc tiền của một người cũng như không biết anh ta có giao dịch với người nào khác nữa.

Proposal: Có nghĩa là một đề xuất. Trong hệ sinh thái của Dash, các lập trình viên, các nhóm lập trình, marketing,... có thể đề xuất một dự án giúp bổ sung giá trị cho hệ sinh thái của Dash và các chủ masternode có thể bỏ phiếu thông qua. Nếu được bỏ phiếu thông qua một đề xuất thì người chủ của đề xuất đó sẽ được cấp một lượng vốn để anh ta hay nhóm của anh ta có kinh phí thực hiện công việc. Đây là một đặc điểm ưu việt khá thú vị của Dash giúp cho hệ sinh thái này làm việc giống như một tổ chức tự động phi tập trung.

Protocol: Có nghĩa là giao thức hay cách thức chuẩn để các bên có thể giao tiếp được với nhau, thường là các máy tính có thể làm việc với nhau thông qua mạng. Thường đối với các mạng máy tính thì có giao thức mạng như TCP/IP, IPX/SPX,... còn các hệ thống tiền điện tử cũng có các giao thức như giao thức bitcoin, giao thức dash,... để các thành phần tham gia các hệ thống có cùng giao thức này có thể làm việc và giao tiếp với nhau.

Proof of Work (POW): Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chứng tỏ năng lực làm việc đây là một kỹ thuật để chọn ra thợ mỏ nào xứng đáng để được trao quyền tạo block và nhận giải thưởng cho việc xác thực giao dịch. Nó cũng là cách khuyến khích người dùng đầu tư máy móc cho việc xác thực giao dịch và đảm bảo tính an ninh cho mạng lưới thanh toán. Kỹ thuật này cho phép những người có năng lực tính toán (hàm băm) nhanh hơn thì có nhiều hơn cơ hội để đào trúng và nhận giải thưởng. Nhờ việc cạnh tranh nhau để đào trúng bằng việc nâng cấp thiết bị có tốc độ nhanh hơn thì khả năng đảm bảo an ninh cho mạng lưới thanh toán càng cao hơn.

Proof of Stake (POS): Đây là một kỹ thuật khác cũng dùng để xác thực các giao dịch nhưng thay vì phải cạnh tranh nhau về năng lực tính toán để xác thực và được quyền nhận phần thưởng thì kỹ thuật này lại ưu tiên cho những người giữ một lượng coin trong ví lớn hơn và lâu hơn. Kỹ thuật này không dùng các máy đào và không cạnh tranh về năng lực tính toán cho việc đào mỏ nên tiết kiệm chi phí cho thiết bị và năng lượng cho máy hoạt động, nhưng nó chỉ ưu tiên cho người ban đầu có nhiều coin và bật phần mềm ví cho hoạt động nhiều. Điều này không tạo được động lực cho những người biết đến muộn và việc trả thưởng dựa vào số coin trước có nên không tạo được động lực cạnh tranh cho người tham gia. Có nhiều tranh luận về sự ưu/nhược giữa Proof of Work và Proof of Stake nhưng cho đến nay thì chưa có coin nào dùng Proof of Stake giữ được thành công.

Proof of Service: Đây là một kỹ thuật được sử dụng trong Dash. Nó không phải dùng cho việc xác thực các giao dịch, tạo block mà là một kỹ thuật giúp người dùng đầu tư máy móc và đặt cọc một số coin nhất định nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho các dịch vụ gia tăng cho hệ sinh thái của Dash. Kỹ thuật này tạo động lực cho người tham gia máy móc làm hạ tầng cho mạng bậc hai, tức là các nút mạng dạng Masternode.

Public key: Như đã giải thích trong phần Private Key, Public key là chìa khoá dùng để mã hoá thông tin. Các hệ thống tiền điện tử không sử dụng trực tiếp việc mã hoá thông tin mà sử dụng một ứng dụng của mã hoá thông tin đó là công nghệ chữ ký điện tử. Kỹ thuật này giúp đảm bảo thông tin vẫn giữ được sự minh bạch nhưng không bị giả mạo. Public key được sử dụng làm địa chỉ (không dùng trực tiếp khoá này mà dùng mã hoá nó ở dạng dễ đọc), còn khoá riêng thì dùng làm chìa khoá để chuyển tiền.

Pump: Bơm tiền ra mua một loại coin nào đó, điều này có thể làm giá của loại coin đó tăng cao nếu như có nhiều người bơm tiền ra mua nó.

Pump and Dump: Có nghĩa bơm tiền vào để mua sau đó bán ra để kiếm lời chứ không muốn giữ lâu. Một loại coin được gọi là Pump and Dump là loại coin không đáng để giữ lâu mà chỉ có thể kiếm lời trong ngắn hạn.


THAM KHẢO THÊM

11 comments:

  1. Có gì bác bổ sung thêm thuật ngữ Ice Age nữa nhé

    ReplyDelete
  2. Còn thuật ngữ đó nữa à? Nó có nghĩa mới như thế nào?

    ReplyDelete
  3. ice age là thuật ngữ về cách tính dificulty dành cho miner trong tương lai khi ETH đổi sang PoS dễ dàng hơn vì PoW không còn khả thi nữa
    Bác có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.cryptocompare.com/coins/guides/what-is-the-ethereum-ice-age/

    ReplyDelete
  4. Ồ, đây có phải thuật ngữ mới chỉ dùng cho một trường hợp này hay còn cho cả các trường hợp khác nữa?

    ReplyDelete
  5. The blog is so interactive and Informative , i Request you to write more blogs like this Blockchain Online course

    ReplyDelete
  6. Vay tiền mặt trả góp là hình thức vay tiền nhanh trong ngày có tiền liền, lãi suất cực kỳ thấp. Anh chị không cần chứng minh thu nhập của mình, không cần người ủy quyền. vay tiền nhanh online trả góp hàng tháng không cần thế chấp tài sản. Vay tien nhanh không thẩm định nhà hay gọi điện thẩm định người thân gì cả.

    ReplyDelete
  7. Vay tiền trả góp nhanh chóng, hồ sơ vay đơn giản, nhiều hình thức vay tiền nhanh đa dạng như : vay tiền bằng cavet xe máy, vay tiền theo bảng lương,vay tiền theo sim viettel hoặc vay tín chấp vpbank . Chỉ cần liên hệ để nhận được tư vấn miễn phí

    ReplyDelete
  8. It professionals has a good future but to protect the data. they require cyber security team help cyber security online training

    ReplyDelete
  9. Pretty article! I found some useful information in your blog, it was awesome to read, thanks for sharing this great content to my vision, keep sharing. cyber security videos

    ReplyDelete