Những bất lợi nếu tiền điện tử không được coi là tiền - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Thursday, October 5, 2017

Những bất lợi nếu tiền điện tử không được coi là tiền

Bấy lâu nay chúng ta thường gọi "tiền điện tử", "tiền ảo", "tiền kỹ thuật số", hay "tiền mã hoá" thì chúng ta ngầm hiểu đó chính là một loại tiền, nhưng khi ngân hàng nhà nước doạ rằng việc sử dụng tiền không do nhà nước phát hành là vi phạm luật thì nhiều người lại muốn gọi nó là dạng tài sản số hoặc dạng cổ phiếu. Cách gọi này tránh cho nó bị phạm luật vì có vẻ như luật Việt Nam quy định là không được giao dịch bằng đồng ngoại tệ trừ khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Nhưng nếu tiền điện tử không phải là tiền người dùng lại phải chịu thiệt thòi hơn. Vì sao? Bài viết này sẽ chia sẻ về điều đó.
Đầu tiên chúng ta cần phải xác định tiền điện tử không phải ngoại tệ, cho dù nó là tiền đi chăng nữa thì những đồng tiền điện tử như Dash, Bitcoin hay Ethereum cũng không được phát hành bởi chính phủ của bất cứ một nước nào. Nó được phát hành một cách phi tập trung cả trong và ngoài nước.

Cho đến nay dù mọi người coi nó như là tiền nhưng chưa có bất cứ một văn bản pháp luật nào gọi tiền điện tử là tiền, thậm chí đại diện của ngân hàng nhà nước còn nói tiền điện tử như Bitcoin không thể được coi là tiền, ngân hàng nhà nước chỉ cấm các ngân hàng và tổ chức tín dụng giao dịch bằng Bitcoin. Như vậy, theo nguyên tắc của luật pháp thì người dân được làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm, do vậy chúng ta có thể dùng nó thoải mái mà không phải lo lắng. Còn nếu có công an, an ninh gây khó dễ thì cứ kiện họ ra toà vì những hành vi phi pháp của họ.

Bitcoin, Dash hay các loại tiền điện tử khác không phải hàng hoá vì nó không được tiêu thụ như các loại sản phẩm mà nó chỉ được dùng làm phương tiện trung gian để chuyên chở giá trị. Nó là tiền, và mọi người đều gọi nó là tiền. Nếu coin nó là hàng hoá, thì mọi giao dịch với nó đều sẽ phải đánh thuế. Nào là thuế giá trị gia tăng, nào là thuế thu nhập. Nếu bạn bán 1 Bitcoin lấy 100 triệu đồng chẳng hạn thì bạn phải nộp thuế VAT 10% tương ứng với 10 triệu đồng, và nếu bạn không là công ty thì bạn còn phải nộp thuế thu nhập đâu 20% hay 25% gì đó nữa, nếu là 20% thôi thì bạn cần nộp thêm 20 triệu nữa. Vậy tổng cộng bạn phải nộp 30 triệu tiền thuế. Nhưng sau đó bạn mua lại, rồi lúc nào đó lại bán ra, bạn cứ việc nộp thuế cho mỗi giao dịch như vậy. Nhất là các bạn hay giao dịch trên sàn mà phải nộp thuế như vậy chắc âm mất. Hơn nữa nếu không nộp thuế mà họ bẫy để lừa vào tội trốn thuế thì hình phạt chắc cũng rất nặng.

Thứ hai là cho dù sau này có luật coi tiền điện tử là một loại ngoại tệ hoặc luật cấm giao dịch mua bán bằng tiền điện tử thì việc mua bán tiền điện tử cũng không vi phạm luật đó, và việc chúng ta mua bán tiền điện tử trên các sàn hoặc mua bán trao tay tiền điện tử không vi phạm quy định của pháp luật và luật đó càng làm rõ việc mua bán nó không phải đóng thuế.

Vậy anh em cứ enjoy tiền điện tử như một loại tiền vì lợi ích của nó.

1 comment: