Tiền điện tử nào mà bà già cũng có thể dùng được - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Wednesday, October 4, 2017

Tiền điện tử nào mà bà già cũng có thể dùng được

Khi phát minh ra máy điện tín, người ta kỳ vọng là nó sẽ là thiết bị được sử dụng một cách rộng rãi khắp nước Mỹ. Nhưng tiếc thay điều đó không hề xảy ra, bởi vì nó không thuận tiện cho người sử dụng, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để học và hiểu các ký hiệu mooc xơ phức tạp. Và rồi chiếc điện thoại ra đời, nó không đòi hỏi người dùng phải học mà chỉ sử dụng ngôn ngữ tự nhiên của mình để giao tiếp và nó trở thành thiết bị phổ cập khắp toàn thế giới một thời gian sau đó. Đó là nhận định của Steve Jobs khi ông được tạp chí Play Boys phỏng vấn vào tháng 2 năm 1985 khi mà tầm nhìn của ông về máy tính trở thành công cụ thân thiện sẽ làm nên một cuộc cách mạng lớn tương tự cuộc cách mạng về năng lượng, tất cả chỉ nhờ làm cho nó trở nên thân thiện hơn với người dùng chứ không phải là một thiết bị phức tạp với hàng trăm nút bấm và công tắc.
Trải nghiệm người dùng (User eXperience - UX) là điều cực kỳ quan trọng với những thứ phức tạp
Bằng giao diện đồ hoạ và con chuột, Mac và sau đó là Windows đã làm nên một cuộc cách mạng thế kỷ, làm máy tính đã trở thành công cụ mà rất nhiều người trên thế giới đều dùng đến cho đến tận ngày nay.

Internet ra đời khá lâu và nó cũng chỉ được sử dụng trong quân đội, trong trường đại học, và các viện nghiên cứu mà chưa thể phổ biến cho đến khi có HTML và trình duyệt web ra đời. Chỉ khi đó người ta mới tạo ra các trang tin tức, trang tổng hợp, máy tìm kiếm, trang web bán hàng,... và xem phim, nghe nhạc online như hiện nay.

Và Steve Jobs lại tái lập nên cuộc cách mạng di động với tầm nhìn là làm cho trải nghiệm người dùng thật là dễ dàng bằng việc giới thiệu iPhone là chiếc điện thoại chỉ có mỗi một nút Home ở mặt trước để rồi thay đổi cả lĩnh vực điện thoại di động khi đã có rất nhiều người khổng lồ như Nokia, Samsung, Motorola,..

Tất cả những cuộc cách mạng, sự thay đổi lớn lao đó đơn giản chỉ là làm cho trải nghiệm người sử dụng trở nên dễ dàng. Chỉ bằng thay đổi trải nghiệm người sử dụng mà Apple đã làm cho bao nhiêu công ty phải sụp đổ. Nokia và Motorola một thời hùng mạnh như vậy trong lĩnh vực điện thoại là thế mà bị Apple một công ty chưa bao giờ làm điện thoại quật ngã. Và cả ngành công nghiệp điện tử thịnh vượng của Nhật Bản cũng phải sụp đổ một cách đau đớn khi mà không nhận ra được tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng. Những chiếc Walkman danh tiếng một thời đã chịu gục ngã trước iPod quá đơn giản và dễ sử dụng.

Tất cả những ví dụ trên đều có một điểm chung, đó là máy tính, Internet và điện thoại thông minh vốn là những thứ phức tạp và trước đây chỉ dùng cho những giới chuyên gia nên tầm sử dụng còn bị hạn chế.

Một điểm chung nữa là những thứ kể trên đều có sử dụng đặc tính kết nối. Một chiếc điện thoại một mình nó thì chẳng có một giá trị gì cả, bạn không thể dùng nó để liên lạc với ai khác nếu như người kia không có một cái. Nhưng cái điện thoại của bạn có giá trị hơn nếu như bạn có thể gọi được cho hai người, và nó có giá trị hơn nữa nếu bạn dùng để gọi cho ba người, bốn người,... Giá trị của chiếc điện thoại càng tăng lên khi càng có nhiều người sử dụng. Cái này người ta gọi là hiệu ứng mạng lưới. Một mạng lưới càng có giá trị nếu như nó có càng nhiều điểm nối. Theo tính toán của các nhà khoa học thì giá trị của mạng lưới sẽ bằng bình phương giá trị của số điểm nút. Như vậy nếu một mạng điện thoại có 2 triệu thuê bao sẽ có giá trị gấp 4 lần so với một mạng điện thoại chỉ có một triệu thuê bao, và mạng điện thoại có 3 triệu thuê bao có giá trị gấp 9 lần mạng điện thoại chỉ có 1 triệu thuê bao.

Khi làm cho công nghệ của mình trở nên dễ sử dụng hơn, làm cho trải nghiệm của người dùng trở nên tự nhiên, quen thuộc, không cần phải học thì mạng lưới trở nên mở rộng một cách dễ dàng và giá trị của nó tăng theo bình phương số người sử dụng. 

Làm sao để tiền điện tử cũng dễ dùng cho tất cả mọi người, đến ngay cả bà già cũng dùng được?
Trở lại chuyện của tiền điện tử, hiện tại thì thật khó mà có thể giải thích cho một người bình thường cách sử dụng được nó. Chỉ nói đến khái niệm của nó cũng đã phức tạp rồi, rồi còn phải backup ví nữa nếu không là dẫn đến mất tiền. Việc chuyển tiền cũng phức tạp, các địa chỉ là chuỗi ký tự dài loằng ngoằng hoặc mã QR trông rối rắm, sau đó tốc độ gửi cũng làm người ta thấy rất thất vọng. Nhanh thì mất hàng chục phút, còn chậm thì mất đến cả ngày ngay cả khi gửi những khoản nhỏ như mua một cốc cafe.

Evan Duffield người sáng lập ra Dash đã sớm nhận ra điều này khi anh cố gắng giới thiệu với mẹ của mình về đồng tiền điện tử mà anh sáng tạo ra thì bà mẹ anh lại tỏ ra sợ hãi vì sự phức tạp của nó. Chính điều này anh nảy ra ý tưởng cải tiến cho Dash trở thành dễ sử dụng đến người như mẹ anh cũng có thể sử dụng được. Và tầm nhìn đó được chia sẻ và nhóm phát triển của Dash đưa nó đến mức "tiền kỹ thuật số mà bà của bạn cũng dùng được". 

Nhưng làm thế nào để cải tiến để đồng tiền kỹ thuật số trở nên dễ sử dụng đến vậy khi mà nó có rất nhiều vấn đề kỹ thuật mà hiện nay vẫn chưa ai giải quyết được? Các loại tiền số khác tuy huy động một lần được những khoản tiền khổng lồ nhưng sau đó giá trị của nó lại giảm dần khiến cho người làm cũng dần dần giảm bớt động lực cố gắng. Nhưng Dash lại có một cơ chế cấp vốn khá thông minh, đó là nó luôn dành ngân sách 10% số coin tạo thêm để dùng cho các dự án tái đầu tư. Nhờ đó Dash đã lập ra được nhiều nhóm, mà một trong những nhóm đó là Core Team là nhóm phát triển của Dash đã có nhân sự lên đến hơn 50 người làm việc và đang tích cực tuyển thêm. Có lẽ cho đến nay Dash Core Team là đội có nhân sự lớn nhất trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, chưa kể Dash còn có các nhóm khác nữa và còn có thể có thêm những nhóm mới trong tương lai. Các nhóm phải cạnh tranh để dành được ngân sách phát triển và làm cho Dash phát triển như tầm nhìn mà họ đã tuyên bố là tạo ra: "tiền kỹ thuật số mà bà của bạn cũng dùng được". 

Chỉ khi đồng tiền nào dễ sử dụng đến mức những người bình thường nhất cũng dùng được thì lượng người dùng của nó sẽ tăng nhanh và làm cho giá trị mạng lưới của nó tăng gấp nhiều lần khiến đối thủ không thể theo kịp được nữa.

No comments:

Post a Comment