ICO hay Initial Coin Offering đang tạo thành những cơn sốt tiền ảo khiến cho rất nhiều người biết đến tiền kỹ thuật số và bỏ tiền đầu tư vào tiền kỹ thuật số ngay cả khi họ chưa biết về nó mấy. Vậy ICO là gì? Nó so với mô hình cấp vốn Decentralized Funding của Dash có điểm gì khác biệt? Bài viết này xin chia sẻ với các bạn một số khác biệt trên góc nhìn của cá nhân tôi. Có thể bạn có những nhìn nhận khác, xin hãy comment để mọi người cùng tham khảo.
ICO thực chất tương tự như một dạng phát hành cổ phiếu dưới dạng đồng coin, tương tự như IPO (Initial Public Offering) là bán cổ phiếu ra công chúng trên thị trường chứng khoán. Nhưng thay vì được bảo đảm bởi luật thì nó được bảo đảm bảo bởi lòng tin của nhà đầu tư đối với người phát hành.
Có lẽ coin đầu tiên áp dụng ICO là Ripple để gọi vốn cho việc phát hành đồng coin của nó. Không phải mọi ICO đều để áp dụng trong lĩnh vực tiền điện tử mà nó có sử dụng blockchain riêng.
Sự ra đời của Ethereum với khả năng đặc biệt gọi là smart contract mà ứng dụng dễ dàng nhất của nó là tạo ra một token đơn giản mà có thể giao dịch được trên blockchain của Ethereum thay vì đồng Ether của nó. Điều này làm cho Ethereum trở thành trung tâm của các đợt phát hành ICO và có thể nói ứng dụng ấn tượng nhất của Ethereum chính là trở thành nền tảng cho việc phát hành ICO để gọi vốn từ cộng đồng.
Khác với những hình thức gọi vốn từ cộng đồng khác vì nhờ có tính năng smart contract người ta có thể lập trình để đợt gọi vốn ít rủi ro hơn. Chẳng hạn có quy định đợt ICO trong thời gian nhất định phải thu được một lượng vốn là bao nhiêu Ether nào đó. Nếu không đạt điều kiện thì số tiền được góp vốn sẽ trả lại cho người mua, còn nếu đạt điều kiện thì người mua sẽ nhận được token.
Do không được luật bảo đảm nên rất nhiều người lợi dụng ICO để chiếm tiền của mọi người. Cũng có thể có những đợt phát hành ICO thành công nhưng dự án không thành công khiến nhà đầu tư mất tiền.
Với nền tảng Ethereum, việc phát hành ICO làm cho một lượng lớn Ether bị khoá lại trong các smart contract và làn sóng ICO mạnh khiến nhu cầu về Ether tăng cao và điều này làm cho giá của đồng Ether cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, việc phát hành các token hoạt động trên blockchain của Ethereum hay không nhất thiết phải tạo nên giá trị cho hệ sinh thái của Ethereum, mà chỉ để tạo ra giá trị cho hệ sinh thái của nó, của token mới, hay của công ty hoặc tổ chức mà phát hành ICO.
Bây giờ chúng ta bàn về Decentralized Funding của Dash dựa trên cơ chế Masternode. Cơ chế này không phải smart contract linh hoạt mà nó được lập trình cứng với nền tảng của Dash và người ta không dùng nó để phát hành ICO như của Ethereum được. Tuy nhiên cơ chế này được lập ra để tái đầu tư cho hệ sinh thái của Dash.
Nếu chúng ta đọc về cuốn sách "Người giầu nhất thành Babylon" hoặc bí quyết làm giầu của người Do Thái chúng ta thấy sự khôn ngoan đó là dành ít nhất 10% lượng tiền kiếm được để dành cho việc đầu tư. Và Dash cũng làm như vậy, 10% số coin được sinh ra được dùng cho ngân sách phát triển và cộng đồng nếu ai có khả năng đều có thể đề xuất dự án của mình để chờ được cấp vốn thực hiện. Những dự án này có thể có nhiều dạng. Nó có thể là các dự án về phần mềm, về cải tiến phần mềm cho Dash, viết thêm ứng dụng ví trên di động, làm giải pháp thanh toán cho nhà hàng,... hay những dự án về truyền thông như viết tài liệu kỹ thuật, đăng bài trên các báo, tạo các sự kiện,... hoặc các dự án hợp tác với những đối tác khác để tích hợp Dash vào các giải pháp sẵn có của ho... Nói chung dự án khá đa dạng nhưng tất cả cần phải tập trung vào lợi ích cho hệ sinh thái của Dash thì mới được thông qua.
Vậy ai biểu quyết để thông qua các dự án? Không phải bất kỳ người dùng Dash nào cũng có quyền đó mà chỉ có những người có quyền lợi lớn, tức là chủ các masternode (để có một masternode thì một người phải có 1000 Dash đặt cọc và cài đặt máy móc để vận hành). Bởi vì phải giữ số Dash lớn nên lợi ích của chủ masternode gắn liền với sự phát triển của hệ sinh thái này. Nếu biểu quyết tốt dự án thành công thì 1000 Dash của anh ta tăng giá, nếu dự án thất bại sẽ làm giá trị 1000 Dash của anh ta không tăng hoặc giảm vì thế anh ta có động lực để quyết định cho đúng. Để một biểu quyết trở nên hợp lệ thì cần có số phiếu thuận lớn hơn ít nhất 10% so với số phiếu chống.
Cũng giống như ICO, cũng có những dự án thất bại hoặc có thể có ai đó giả vờ đề xuất dự án nhưng không thực hiện hoặc không thực hiện được khiến số tiền cấp vốn đó bơm ra mà không sinh lợi cho hệ sinh thái. Nhưng càng ngày giá trị mỗi Dash càng lớn và những người làm chủ Masternode cũng dần dần được thay thế bởi những người "cao thủ" hơn và quyết định của họ càng ngày càng "chất" hơn.
Một điểm để tránh cho dự án kém chất lượng đó là bất cứ ai muốn đề xuất một dự án thì phải chi ra 5 Dash mà số tiền này càng ngày càng có giá trị cao. Điều này làm giảm nguy cơ cộng đồng bị lừa nhưng cũng là một trở ngại cho những người trẻ có ý tưởng hay đề xuất dự án vì đây là một chi phí không nhỏ. Để hạn chế nhược điểm này, cũng có một số ý tưởng của cộng đồng được đề ra như lập các tổ tư vấn để phân tích đánh giá các dự án giúp cộng đồng chủ masternode hoặc có ý tưởng lập quỹ đầu tư kinh phí làm phí cho những đề xuất mới.
Nói chung cả ICO và Decentralized Funding đều là hình thức gọi vốn từ cộng đồng và bản thân chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Cả Masternode của Dash và ICO của Ethereum đều khoá các coin lại khiến nguồn cung giảm đi để giá khó bị giảm. Masternode là cơ chế điều tiết cung giúp ổn định giá. Còn ICO khoá cung nhiều nên giá tăng mạnh liên tục, nhưng còn tuỳ thuộc vào việc các ICO không bị đổ bể. Nếu nhiều ICO thất bại liên tục thì các ICO tiếp không thành công sẽ làm lượng coin khoá sẽ không tăng lên được mà lượng coin giải phóng ra có thể sẽ khiến giá sụt giảm mạnh.
ICO tạo nên cơn địa chấn giúp cộng đồng nhà đầu tư quan tâm nhiều đến tiền điện tử và biến Ethereum thành nền tảng phát hành ICO và làm cho giá Ether tăng cao liên tục.
Còn Decentralized Funding lại tập trung tạo nên giá trị lâu dài và chỉ tập trung vào hệ sinh thái của Dash.
Vậy bạn chọn loại nào?
Nếu bạn có nhận xét gì hãy cùng chia sẻ bằng cách comment vào chính bài viết này nhé.
THAM KHẢO THÊM
Có lẽ coin đầu tiên áp dụng ICO là Ripple để gọi vốn cho việc phát hành đồng coin của nó. Không phải mọi ICO đều để áp dụng trong lĩnh vực tiền điện tử mà nó có sử dụng blockchain riêng.
Sự ra đời của Ethereum với khả năng đặc biệt gọi là smart contract mà ứng dụng dễ dàng nhất của nó là tạo ra một token đơn giản mà có thể giao dịch được trên blockchain của Ethereum thay vì đồng Ether của nó. Điều này làm cho Ethereum trở thành trung tâm của các đợt phát hành ICO và có thể nói ứng dụng ấn tượng nhất của Ethereum chính là trở thành nền tảng cho việc phát hành ICO để gọi vốn từ cộng đồng.
Khác với những hình thức gọi vốn từ cộng đồng khác vì nhờ có tính năng smart contract người ta có thể lập trình để đợt gọi vốn ít rủi ro hơn. Chẳng hạn có quy định đợt ICO trong thời gian nhất định phải thu được một lượng vốn là bao nhiêu Ether nào đó. Nếu không đạt điều kiện thì số tiền được góp vốn sẽ trả lại cho người mua, còn nếu đạt điều kiện thì người mua sẽ nhận được token.
Do không được luật bảo đảm nên rất nhiều người lợi dụng ICO để chiếm tiền của mọi người. Cũng có thể có những đợt phát hành ICO thành công nhưng dự án không thành công khiến nhà đầu tư mất tiền.
Với nền tảng Ethereum, việc phát hành ICO làm cho một lượng lớn Ether bị khoá lại trong các smart contract và làn sóng ICO mạnh khiến nhu cầu về Ether tăng cao và điều này làm cho giá của đồng Ether cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, việc phát hành các token hoạt động trên blockchain của Ethereum hay không nhất thiết phải tạo nên giá trị cho hệ sinh thái của Ethereum, mà chỉ để tạo ra giá trị cho hệ sinh thái của nó, của token mới, hay của công ty hoặc tổ chức mà phát hành ICO.
Bây giờ chúng ta bàn về Decentralized Funding của Dash dựa trên cơ chế Masternode. Cơ chế này không phải smart contract linh hoạt mà nó được lập trình cứng với nền tảng của Dash và người ta không dùng nó để phát hành ICO như của Ethereum được. Tuy nhiên cơ chế này được lập ra để tái đầu tư cho hệ sinh thái của Dash.
Nếu chúng ta đọc về cuốn sách "Người giầu nhất thành Babylon" hoặc bí quyết làm giầu của người Do Thái chúng ta thấy sự khôn ngoan đó là dành ít nhất 10% lượng tiền kiếm được để dành cho việc đầu tư. Và Dash cũng làm như vậy, 10% số coin được sinh ra được dùng cho ngân sách phát triển và cộng đồng nếu ai có khả năng đều có thể đề xuất dự án của mình để chờ được cấp vốn thực hiện. Những dự án này có thể có nhiều dạng. Nó có thể là các dự án về phần mềm, về cải tiến phần mềm cho Dash, viết thêm ứng dụng ví trên di động, làm giải pháp thanh toán cho nhà hàng,... hay những dự án về truyền thông như viết tài liệu kỹ thuật, đăng bài trên các báo, tạo các sự kiện,... hoặc các dự án hợp tác với những đối tác khác để tích hợp Dash vào các giải pháp sẵn có của ho... Nói chung dự án khá đa dạng nhưng tất cả cần phải tập trung vào lợi ích cho hệ sinh thái của Dash thì mới được thông qua.
Vậy ai biểu quyết để thông qua các dự án? Không phải bất kỳ người dùng Dash nào cũng có quyền đó mà chỉ có những người có quyền lợi lớn, tức là chủ các masternode (để có một masternode thì một người phải có 1000 Dash đặt cọc và cài đặt máy móc để vận hành). Bởi vì phải giữ số Dash lớn nên lợi ích của chủ masternode gắn liền với sự phát triển của hệ sinh thái này. Nếu biểu quyết tốt dự án thành công thì 1000 Dash của anh ta tăng giá, nếu dự án thất bại sẽ làm giá trị 1000 Dash của anh ta không tăng hoặc giảm vì thế anh ta có động lực để quyết định cho đúng. Để một biểu quyết trở nên hợp lệ thì cần có số phiếu thuận lớn hơn ít nhất 10% so với số phiếu chống.
Cũng giống như ICO, cũng có những dự án thất bại hoặc có thể có ai đó giả vờ đề xuất dự án nhưng không thực hiện hoặc không thực hiện được khiến số tiền cấp vốn đó bơm ra mà không sinh lợi cho hệ sinh thái. Nhưng càng ngày giá trị mỗi Dash càng lớn và những người làm chủ Masternode cũng dần dần được thay thế bởi những người "cao thủ" hơn và quyết định của họ càng ngày càng "chất" hơn.
Một điểm để tránh cho dự án kém chất lượng đó là bất cứ ai muốn đề xuất một dự án thì phải chi ra 5 Dash mà số tiền này càng ngày càng có giá trị cao. Điều này làm giảm nguy cơ cộng đồng bị lừa nhưng cũng là một trở ngại cho những người trẻ có ý tưởng hay đề xuất dự án vì đây là một chi phí không nhỏ. Để hạn chế nhược điểm này, cũng có một số ý tưởng của cộng đồng được đề ra như lập các tổ tư vấn để phân tích đánh giá các dự án giúp cộng đồng chủ masternode hoặc có ý tưởng lập quỹ đầu tư kinh phí làm phí cho những đề xuất mới.
Nói chung cả ICO và Decentralized Funding đều là hình thức gọi vốn từ cộng đồng và bản thân chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Cả Masternode của Dash và ICO của Ethereum đều khoá các coin lại khiến nguồn cung giảm đi để giá khó bị giảm. Masternode là cơ chế điều tiết cung giúp ổn định giá. Còn ICO khoá cung nhiều nên giá tăng mạnh liên tục, nhưng còn tuỳ thuộc vào việc các ICO không bị đổ bể. Nếu nhiều ICO thất bại liên tục thì các ICO tiếp không thành công sẽ làm lượng coin khoá sẽ không tăng lên được mà lượng coin giải phóng ra có thể sẽ khiến giá sụt giảm mạnh.
ICO tạo nên cơn địa chấn giúp cộng đồng nhà đầu tư quan tâm nhiều đến tiền điện tử và biến Ethereum thành nền tảng phát hành ICO và làm cho giá Ether tăng cao liên tục.
Còn Decentralized Funding lại tập trung tạo nên giá trị lâu dài và chỉ tập trung vào hệ sinh thái của Dash.
Vậy bạn chọn loại nào?
Nếu bạn có nhận xét gì hãy cùng chia sẻ bằng cách comment vào chính bài viết này nhé.
THAM KHẢO THÊM
No comments:
Post a Comment