Cơn sốt ICO (Initial Coin Offering) đang trở nên ngày một nóng hơn khiến cho việc tìm hiểu về khái niệm này cũng được nhiều người quan tâm. Để mở đầu cho loạt bài về ICO, tôi xin dịch lại một bài trên Cointelegraph để chia sẻ cùng các bạn về những giải thích về ICO. Sau đây là nội dung của bài:
1. ICO là gì?
ICO hay còn gọi là Initial Coin Offering (dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chào bán coin lần đầu), khái niệm này tương tự với IPO hay Initial Public Offering (tiếng Việt có nghĩa là chào bán cổ phiếu lần đầu ra thị trường đại chúng).
Đây là một sự kiện mà thỉnh thoảng người ta còn gọi là crowdsale, đây là khi một công ty (hoặc nhóm người) giới thiệu coin của họ với mục đích gọi vốn góp. Thường họ đưa ra một số lượng token nhất định và bán những token đó cho một số người nhất định thường đổi lại là Bitcoin, Ethereum hoặc tiền mặt thông thường.
Như vậy sau đó công ty thu được một lượng tài chính để có ngân sách cho việc phát triển sản phẩm còn những người mua sẽ được nhận token đó tương ứng với cổ phiếu hay phần sở hữu của họ đối với công ty.
2. Có nhiều cuộc ICO thành công không?
Có, có khá nhiều các ví dụ về những lần ICO thành công.
Dự án đầu tiên ICO thành công là dự án của Mastercoin (có lẽ bây giờ nó đã thất bại - ND). Nó đã thu hút được lượng Bitcoin trị giá 5 triệu đô la Mỹ vào năm 2013. Sau đó có nhiều công ty theo gương đó như Ethereum vào 2014 và Wave năm 2016 đã thu hút được số tiền tương ứng là 18 triệu và 16 triệu đô la Mỹ.
ICO đã được chứng minh là cách thành công để khởi đầu dự án trong lĩnh vực tiền điện tử, nó tạo nhu cầu về sản phẩm và cấp vốn cho đội ngũ nhân sự làm việc.
3. ICO khác với IPO như thế nào?
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng chúng cũng có một số điểm khác biệt.
Đối với cổ phiếu của một công ty giới thiệu trong đợt IPO thì nó luôn luôn tương ứng với cổ phần hay phần sở hữu của công ty. Nhưng nó không ngầm định là như vậy đối với token được bán cho công chúng thông qua ICO. Token tiền số có thể được dùng để trao đổi quyền biểu quyết (người có nhiều token hơn có nhiều quyền biểu quyết hơn) trong một số dự án. Nhưng phần lớn token chỉ là những đơn vị tiền tệ mà bạn có thể chuyển qua chuyển lại hay đổi lấy những loại tiền khác.
Điểm khác biệt quan trọng là IPO được quản lý chặt chẽ bởi các chính phủ. Nó đòi hỏi các công ty phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và thủ tục trước khi tiến hành giới thiệu cổ phiếu ra công chúng. Điều đó cũng đồng nghĩa là sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề nếu không tuân thủ những quy định. Ngược lại, ICO lại là một hoàn cảnh hoàn toàn mới và hầu như các chính phủ rất khó có thể kiểm soát nổi. Điều đó có nghĩa là bất cứ dự án nào cũng có thể tiến hành ICO tại bất cứ thời điểm nào và bất cứ người nào cũng có thể góp tiền tham gia cho dù ở bất cứ quốc gia nào. Môi trường tự do cũng mang đến cả những cơ hội và rủi ro khi so sánh với hình thức IPO mang tính chất bảo thủ hơn.
4. Ngoài ra ICO còn có thể có ích cho những điều gì nữa?
Nó còn tuỳ thuộc vào từng dự án. Đôi khi chúng có thêm những tính năng mới.
Một ví dụ thú vị đó là Storjcoin. Storjcoin là tiền kỹ thuật số được giới thiệu bởi Storj.io khi phát hành ICO. Storj.io là một công ty khởi nghiệp về lưu trữ phi tập trung và khi sản phẩm được hoàn thành thì người dùng có thể sử dụng Storjcoin để mua không gian lưu trữ trên đám mây thay vì chỉ có trao đổi qua lại như các coin khác.
Một ví dụ nổi bật khác đó là Ethereum, đây là một nền tảng để tạo nên các ứng dụng phi tập trung. Token của công ty gọi là Ether mà nó được dùng để duy trì hoạt động của các ứng dụng được tạo nên trên nền tảng này.
Về lý thuyết thì ICO có thể dùng cho bất cứ thứ gì và phạm vi ứng dụng tuỳ thuộc vào phạm vi của dự án.
5. Có điều gì trong ICO là dành cho tôi?
Có rất nhiều lợi ích để tham gia vào một ICO. Điều hiển nhiên đó là bạn giúp công ty đó giới thiệu sản phẩm. Và bạn cũng có cơ hội kiếm được lợi nhuận bằng việc bán những token ICO mà bạn đã mua được.
Cũng giống như hình thức gọi vốn từ cộng đồng (Kickstarter) mục đích chính của người tham gia ICO là cấp vốn để trợ giúp cho dự án mà cá nhân họ thấy thích thú và hấp dẫn. Tuy nhiên, lại có thêm một cơ hội để kiếm được lợi nhuận.
Trong hầu hết các trường hợp các token được bán trong các đợt phát hành ICO thường bán với giá cố định bằng tiền thông thường, Bitcoin hoặc Ethereum. Giá đó không có gì đảm bảo ngoài việc dựa vào lòng tin vào nhóm phát triển sẽ đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh tại một thời điểm nào đó trong tương lai, và thông thường sự chắc chắc đó cũng khá thấp. Sau khi dự án được phát triển và công bố, giá trị của token trở nên được đảm bảo bằng giá trị thật của sản phẩm hoàn thiện. Và khi đó thì hầu như sẽ dẫn đến sự tăng giá. Nếu điều đó xảy ra thì những người hỗ trợ cho ICO ban đầu có thể bán ra những token của họ và thu được lợi nhuận đáng kể.
Ví dụ, trong lần ICO của Ethereum vào năm 2014, các token được bán với giá khoảng 0.3 đến 0.4 USD cho mỗi token. Nhưng sau khi dự án được công bố vào tháng 7 năm 2015 thì giá của mỗi token đã tăng một cách chóng mặt đạt đến giá cao là 19.42 USD (đến nay có lúc giá 1 token của Ethereum tăng đến 400 USD). Điều đó có nghĩa là một số người tham gia may mắn có thể thu được lợi nhuận rất cao 6000% khi có giá 19.42 USD còn nếu lúc giá 400 USD thì lợi nhuận lên đến 100,000%.
Mặc dù vậy, bạn luôn ghi nhớ rằng không có bất cứ đảm bảo nào về khả năng có lợi nhuận. Một chiến dịch ICO có thể thất bại và trong trường hợp đó, tất cả các khoản góp sẽ được trả lại cho người gửi. Thậm chí nếu ICO thành công vẫn có khả năng những nhà phát triển không thể phát hành được sản phẩm cuối cùng và giá token sẽ không bao giờ tăng lại được. Đó là rủi ro mà mọi người tham gia ICO phải chấp nhận khi họ quyết định tham gia bất kỳ chiến dịch ICO nào.
6. Tôi có thể tìm thêm các dự án ICO ở đâu?
Có những nền tảng tập trung cho việc giúp quá trình tìm kiếm và tham gia các chiến dịch ICO được dễ dàng và khả thi. Trong đó bao gồm Waves, ICO Bazaar và ICO Calendar của Cointelegraph.
Có rất nhiều những dự án Blockchain đã phát hành ICO trên trang web của họ. Cách làm này chưa được tối ưu vì hầu hết các trường hợp nó không được nhiều người biết đến về các chiến dịch đó: Vì thật là không dễ dàng gì để thu hút thật nhiều người đến với trang web của bạn. Đó là lý do tại sao người ta đã tạo ra những nền tảng tập trung vào các chiến dịch ICO cho các startup khác nhau, nó cũng giống như Kickstarter hoặc Indiegogo cho những dự án không liên quan đến blockchain. Nực cười thay, nhiều platform đã cấp vốn cho những dự án ICO của chính nó. Có thể kể đến như:
- Waves
- ICONOMI
- State of the Dapps (Dựa trên Ethereum)
Không có gì đảm bảo rằng có được sự hỗ trợ bởi chính phủ, điều này tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại thì hầu hết các công ty khi công bố những chiến dịch ICO thì họ tự áp đặt những giới hạn với bản thân để đảm bảo sự đáng tin cậy và minh bạch cho những người góp vốn.
Những ICO đầu tiên thì diễn ra rất tự nhiên mà có rất ít các quy định hoặc giới hạn. Nhưng dần dần các chủ của các startup Blockchain nhận ra rằng không có những quy định của chính phủ thì họ phải nhận lấy nhiệm vụ xác lập những điều khoản quy định để đảm bảo sự tin cậy đối với cộng đồng và từ đó để có thể thu hút được sự đóng góp của cộng đồng.
Điều đó dẫn đến một số giới hạn mà họ tự đặt ra. Có thể kể đến như:
- Lưu những khoản đóng góp của cộng đồng trong những ví đại diện đảm bảo. Để có thể lấy được nguồn vốn lưu trong các ví được đại diện đảm bảo thì những người chủ dự án cần phải có vài chìa khoá riêng (private keys). Mà một trong những chìa khoá đó thường được quản lý bởi một bên đáng tin cậy nào đó mà không liên quan đến việc phát triển của dự án.
- Thiết lập những thực thể theo pháp luật cho công ty và lập các tài liệu thiết lập các điều khoản quy định về đóng góp qua ICO.
Hãy xem một ICO của Humaniq, đây là một ví dụ điển hình về một chiến dịch được tư duy tốt. Có cáo bạch và lộ trình chi tiết xác định rõ những mục tiêu của dự án và những nhận xét từ những chuyên gia độc lập và thực tế là những nhà phát triển đã chọn cách tiết lộ danh tính cá nhân - đây là những dấu hiệu một chiến dịch hợp pháp.
8. Làm thế nào xác định trường hợp ICO là lừa đào?Có vài dấu hiệu của một ICO có khả năng là lừa đảo: những nhà phát triển ẩn danh, thiếu ví đại diện đảm bảo, và không có mục tiêu rõ ràng và hợp lý... là những dấu hiệu có thể nhận thấy.
Cộng đồng tiền kỹ thuật số đã trải qua với một số các chiến dịch ICO lừa đảo những năm vừa qua. Có một dấu hiệu để giúp bạn phát hiện các chiến dịch ICO lừa đảo như sau:
- Các nhà phát triển của dự án hoặc là vô danh hoặc không ai trong cộng đồng biết họ. Nếu những người đứng sau một ICO không đưa danh tiếng của họ lên mạng, họ có nhiều khả năng cảm thấy an toàn khi thực hiện việc lừa đảo.
- Không có ví đại diện đảm bảo. Nếu tất cả các private keys của ví tiền đóng góp của mọi người đều được kiểm soát bởi chủ dự án thì không có gì đảm bảo họ sẽ không biến mất cùng số tiền của mọi người.
- Những mục tiêu không thực tế/không rõ ràng. Khi một dự án không có lộ trình rõ ràng và thực tế, có nghĩa là trong trường hợp tốt nhất thì những người đứng sau nó không biết họ đang làm gì. Còn trong trường hợp tệ nhất thì họ không thực sự sẽ làm bất cứ điều gì.
- Thiếu minh bạch. Ngày nay, trình bày các giai đoạn đang thực hiện trong dự án của bạn tới mọi người được coi là một tiêu chuẩn ngành trong tiền kỹ thuật số. Nếu các nhà phát triển không phát hành mã nguồn, không có các bản demo/beta của sản phẩm của họ, video đằng sau hậu trường hoặc các loại báo cáo khác về tiến trình của họ, có thể họ không có gì để trình bày.
Nguồn: CoinTelegraph
THAM KHẢO THÊM
No comments:
Post a Comment