Mã nguồn đóng và không phi tập trung - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Wednesday, June 21, 2017

Mã nguồn đóng và không phi tập trung

Từ khi Bitcoin ra đời, các đồng tiền kỹ thuật số thường gắn liền với khái niệm gọi là "phi tập trung" và "mã nguồn mở". Thế không phi tập trung và mã nguồn đóng thì có ảnh hưởng như thế nào? Liệu điều đó có đảm bảo tính chất của một đồng tiền kỹ thuật số hay không? Liệu có nên đầu tư vào các đồng tiền đó hay không? Tại sao?

Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn vì sao một loại tiền kỹ thuật số thì bắt buộc phải có mã nguồn mở và đảm bảo tính chất phi tập trung.


Như chúng ta đã biết rằng các chính phủ muốn gia tăng quyền lực cho mình và có thêm ngân sách để bù đắp cho những chi phí không hiệu quả hoặc tham nhũng của họ thì thường họ sẽ tìm cách in ra một lượng tiền nhiều hơn mức cần thiết gây nên hiện tượng thừa lượng tiền, và điều đó làm cho đồng tiền trở nên giảm mất giá trị hay còn gọi là lạm phát. Cho đến nay, các quốc gia đua nhau in thêm tiền, thậm chí có những quốc gia còn thao túng tỷ giá đồng tiền của họ để có giá thấp nhằm kích thích xuất khẩu. Điều này gây nên những bất lợi cho người nắm nhiều tiền trong tay vì với số lượng tiền không đổi nhưng giá trị thật của chúng lại giảm nên người nào nắm càng nhiều tiền thì càng bị thiệt hại.

Tiền kỹ thuật số là những đồng tiền mà lượng phát hành dựa trên những thuật toán nhất định và cộng đồng người sử dụng đảm bảo cho việc phát hành đó được nhất quán mà không có sự thay đổi tuỳ tiện. Bởi vậy mới giúp đồng tiền không bị lạm phát. Để đảm bảo được điều này thì đồng tiền đó phải đảm bảo tính phi tập trung, tức là không một ai, một tổ chức nào có quyền kiểm soát mạng lưới của đồng tiền để đảm bảo thuật toán không bị sửa đổi nếu không có sự đồng thuận của hơn một nửa số người sử dụng. Và để đảm bảo điều đó thì mã nguồn của phần mềm phải được mở để bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra thuật toán của phần mềm và có thể phát hiện sự thay đổi và cảnh báo cho mọi người trước những nguy cơ bị thao túng bởi một ai đó.

Nếu đồng tiền kỹ thuật số mà lại dựa trên phần mềm mã nguồn đóng thì người dùng không biết được thuật toán của nó ra sao, lượng coin được phát hành thêm nhiều hay ít, do đó không đảm bảo được nó có bị lạm phát mạnh trong tương lai hay không. Tương tự vậy với những đồng tiền kỹ thuật số có mã nguồn mở nhưng lại không đảm bảo tính phi tập trung mà bị quản lý bởi một cá nhân, hay tổ chức nào đó thì khi nào muốn thay đổi, chẳng hạn muốn phát hành thêm số lượng coin nhiều hơn thì tổ chức nắm quyền đó có thể thay đổi phần mềm mà không cần những người dùng khác phải thay đổi phần mềm trên máy của họ, và khi đó có những nguy cơ lạm phát.

Chúng ta có thể thấy rằng nếu một loại tiền điện tử không đảm bảo mã nguồn mở và phi tập trung thì nó cũng chẳng khác những đồng tiền của các quốc gia, thậm chí còn tệ hơn nhiều vì nhiều quốc gia dẫu sao cũng có những sự dân chủ nhất định, chính phủ không phải có toàn quyền quyết định, nhất là việc phát hành tiền tệ. Thậm chí ở những quốc gia độc tài thì việc phát hành tiền cũng không dễ dàng bởi nếu để lạm phát thái quá thì việc điều hành quốc gia sẽ trở nên khó khăn hơn nên đồng tiền được phát hành bởi các chính phủ đều có mức độ tin cậy nhất định. Còn tiền kỹ thuật số mà không đảm bảo mã nguồn mở hoặc phi tập trung thì đơn vị phát hành đó cũng không cần phải hy sinh quá nhiều nếu phát hành thêm nhiều mà họ có có thể kiếm lợi được lớn. Thậm chí công ty phát hành là công ty lớn đi chăng nữa thì điều kiện ràng buộc họ trong việc đảm bảo lượng phát hành như thuật toán ban đầu là phụ thuộc vào lòng tốt của họ, và nếu bạn đầu tư vào những đồng tiền như vậy bạn sẽ là người nắm dao đằng lưỡi.

Có nhiều bạn thấy những đồng coin như Ripple tăng giá và hy vọng nhiều vào nó, tuy nhiên tôi thấy rằng với những đồng coin không đảm bảo tính phi tập trung thì thà đầu tư vào các đồng tiền truyền thống của các quốc gia trong thị trường Forex còn an toàn hơn.


THAM KHẢO THÊM

No comments:

Post a Comment