Tại sao Bitcoin không cải tiến công nghệ ở mức Protocols? - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Tuesday, January 10, 2017

Tại sao Bitcoin không cải tiến công nghệ ở mức Protocols?

Sau những bài viết về Dash chúng ta thấy rằng Dash có những cải tiến ưu việt vượt trội so với Bitcoin, do đó không khỏi phân vân rằng: Tại sao Bitcoin không đổi mới công nghệ của mình để bắt kịp thậm chí vượt qua Dash vì dẫu sao Bitcoin vẫn có lượng developers đông đảo và chất lượng hơn? Tại sao Bitcoin không phát triển những công nghệ phi tập trung để có thể xử lý được giao dịch một cách nhanh chóng hơn? Tại sao Bitcoin không phát triển công nghệ để có thể xử lý được nhiều giao dịch hơn một cách phi tập trung? Và vì Dash và Bitcoin cũng tương thích nhau về code sao không cập nhật code của Dash vào Bitcoin?


Đó quả thật là những câu hỏi rất hay. Quả thật không phải về mặt công nghệ Bitcoin không thể áp dụng được những tiến bộ của Dash này ngược trở lại mà vấn đề còn nằm ở chỗ cộng đồng có những mâu thuẫn nội tại khiến cho không thể có được sự thống nhất giữa các bên khiến cho Bitcoin đã có lần phân chia thành các loại như Bitcoin Core, Bitcoin Classic, Bitcoin XT, Bitcoin Unlimited...

Vậy cụ thể đó là những mâu thuẫn nào làm cản bước phát triển của Bitcoin và làm thế nào để Bitcoin cũng có thể linh hoạt cập nhật những công nghệ mới mà không nảy sinh mâu thuẫn?

Đầu tiên phải nói đến mô hình kinh doanh của Bitcoin, mô hình này dựa tất cả vào những người đào mỏ (miners). Tất cả số coin mới được sinh ra đều được rơi vào túi của các tay đào mỏ. Ban đầu những nhà phát triển (developers) cũng đồng thời là người đào mỏ nhưng sự chạy đua thiết bị khiến công việc này trở nên có lợi nhuận hẹp khiến các developers bỏ cuộc và còn lại chỉ các tay chơi chuyên nghiệp ở nơi có nguồn điện, phí nhân công thấp và có nguồn sản xuất ra thiết bị. Có thể nói hiện nay các tay đào mỏ chuyên nghiệp đầu tập trung ở Trung Quốc mới thoả mãn các điều kiện đó. Trong khi số coin mới sinh ra rơi hết vào các tay đào mỏ thì chỉ những lập trình viên cũ đang nắm giữ nhiều Bitcoin mới có động lực cải tiến để Bitcoin tăng giá. Còn các developers mới thì Bitcoin không tạo được động lực kinh tế nào cho họ, ngoài việc cho họ có thể thể hiện khả năng của mình, nhưng điều này không bền vững khiến các developers này sớm muộn tìm công việc khác vì khả năng của họ thì họ thừa sức làm những công việc có ý nghĩa và thu nhập cao. Có một số công ty cũng thanh toán tiền để trả cho các developers để họ về làm việc cho mình như Block Stream, Coinbase, Bitpay... nhưng những giải pháp của các công ty này cung cấp đều làm sao tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình nên nó phụ thuộc vào các công ty đó, khiến các giải pháp mà họ cung cấp cho Bitcoin không có tính phi tập trung như tầm nhìn của Satoshi Nakamoto.


Các công ty đào mỏ (miners) thì lại có mục đích khác. Vì lợi nhuận biên khá hẹp nên họ thu được lợi nhuận qua lợi thế quy mô và khiến cho xu hướng sát nhập và khiến cho một số tay chơi lớn nổi lên và thâu tóm những đối thủ nhỏ hơn để tạo thế độc quyền. Do họ có quyền kiểm soát việc xác thực giao dịch cho nên nếu các phiên bản phần mềm nào cải tiến mà không đáp ứng quyền lợi của họ thì họ không cập nhật lên, bởi vậy vai trò của họ quyết định sự cải tiến của Bitcoin mà xu hướng này cũng dần bị tập trung hoá chứ không còn phi tập trung như tầm nhìn của Satoshi Nakamoto. Các miners này cũng không muốn giao dịch có phí thấp, họ cũng không muốn xử lý nhiều giao dịch đồng thời vì điều này làm cho họ phải tốn kém hơn để nâng cấp thiết bị. Khả năng xử lý được ít giao dịch hơn khiến cho họ có quyền nâng phí xác thực và kiếm lợi nhuận hơn. Chính vì sự độc quyền của họ khiến cho họ có quyền chọn chỉ xác thực các giao dịch có mức phí cao và không ưu tiên các giao dịch có mức phí thấp khiến cho rất nhiều giao dịch bị chậm lại đến hàng ngày mới có thể được xác thực.


Không giống như Bitcoin, Dash chia cho miners chỉ 45% số coin được tạo ra, 45% còn lại dành cho các masternode, còn 10% còn lại là dành cho các developers nên các developers có động lực để cải tiến phần mềm. Việc biểu quyết thì các miners cũng không được quyền biểu quyết mà chỉ có các masternode mới có quyền biểu quyết những quyết định như nâng cao dung lượng của mỗi block chẳng hạn. Như vậy ta thấy hệ sinh thái của Dash đã lành mạnh hơn so với Bitcoin và khiến cho các bên có sự kiểm soát lẫn nhau không dễ thao túng để bảo vệ lợi ích riêng mà làm mất đi tính phát triển của cả mạng lưới.

Tuy nhiên, về cơ bản thì các miners cũng dần dần có xu hướng trở nên giống miners của Bitcoin tức là chuyên nghiệp hoá và dần dần những miners mạnh sẽ thâu tóm các miners nhỏ và họ trở nên độc quyền. Để tránh hiện tượng này thì sắp tới Dash sẽ có cơ chế việc đào mỏ phải gắn liền với khoản đặt cọc của masternode. Có nghĩa là lượng hash rate của miner phụ thuộc vào số đặt cọc của họ, nếu không dù hash rate vật lý của họ có cao nhưng hệ thống cũng sẽ đánh giá chỉ đến một ngưỡng nào đó. Khi đó sẽ chống lại được sự độc quyền khiến cho việc thao túng mức phí. Họ có quyền thuê lại quyền đào mỏ của các masternode. Đến khi đó các miners sẽ không có quyền gây áp lực lên việc áp phí xác thực giao dịch và khi đó hệ sinh thái của Dash sẽ còn lành mạnh hơn nữa.

No comments:

Post a Comment