Có rất nhiều điều mà chúng ta tưởng chừng hiển nhiên vì rất đông người cho là như vậy nhưng lại không đúng. Nhưng nếu bạn muốn đầu tư vào tiền kỹ thuật số thì bạn không thể theo số đông mà nên có hiểu biết một cách cẩn thận chứ không nên như đám đông theo nhau để rồi mất tiền. Bài viết sau đây sẽ tiết lộ với bạn một số điều mà đa số mọi người lầm tưởng về Bitcoin, về Dash và tiền điện tử nói chung.
1. Các giao dịch của tiền điện tử được mã hoá
Đây là một điều lầm tưởng mà rất nhiều người mắc phải, có lẽ do có cái tên cryptocurrency (tiền mã hoá) nên người ta tưởng rằng những giao dịch của tiền điện tử đều được mã hoá một cách an toàn tránh được sự xoi mói của mọi người. Nhưng thực ra điều đó không đúng.
Các giao dịch đối với hầu hết các loại tiền điện tử đều không được mã hoá mà để công khai để bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu được tiền từ tài khoản của ai đi đâu rồi đến tài khoản của ai.
Vậy mã hoá ở đây là gì? Đúng là tiền điện tử có dùng một số kỹ thuật trong lĩnh vực mã hoá, nhưng nó không hề mã hoá các thông tin giao dịch. Nó chỉ dùng 2 kỹ thuật, đó là kỹ thuật băm và chữ ký số.
Băm là kỹ thuật mà tạo ra mỗi chuỗi đặc trưng có độ dài cố định cho một đoạn thông điệp có độ dài bất kỳ sao cho người ta chỉ có thể tính được một chiều chứ không thể suy ngược lại. Kỹ thuật này được sử dụng trong lĩnh vực xác thực tránh giả mạo. Trong các loại tiền kỹ thuật số người ta sử dụng phép băm lồng nhau khiến cho việc giả mạo giao dịch trở nên bất khả thi.
Còn chữ ký số được dùng để chứng minh chủ sở hữu của ví tiền. Chỉ người chủ sở hữu thật sự của ví tiền mới có thể tiêu được số tiền trong ví của mình. Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy tiền trong các địa chỉ bất kỳ. Tuy nhiên do địa chỉ ví tiền kỹ thuật số là một chuỗi số loằng ngoằng phức tạp chứ không cho biết tên chủ sở hữu nên chúng ta thường lầm tưởng rằng đây là tính ẩn danh. Thực ra chuỗi ký tự đó giống như nick name của chủ sở hữu, nếu người ta biết được nick name đó của ai thì người ta có thể biết được các giao dịch của địa chỉ tiền đó.
Tuy vậy, các loại tiền điện tử cho phép mọi người tạo ra vô số địa chỉ cho riêng mình nên ít ra điều đó cũng có một mức độ riêng tư nào đó cho người sử dụng. Tuy nhiên, với các cơ quan điều tra và hệ thống máy tính có khả năng phân tích nhanh chóng thì việc tìm ra tội phạm sử dụng tiền điện tử để giao dịch là không mấy khó khăn.
Do không sử dụng việc mã hoá giao dịch nên có thể nói các loại tiền điện tử vẫn an toàn cho dù người ta có thể chế tạo được máy tính lượng tử với tốc độ tính toán cực n
Để đảm bảo tính riêng tư các loại tiền điện tử như Dash, ZCash và Monero có bổ sung những tính năng giúp tăng cường tính riêng tư. Dash sử dụng phép trộn thông tin giao dịch, ZCash và Monero thì mã hoá giao dịch. Tuy nhiên những phát hiện gần đây cho thấy việc mã hoá giao dịch của Monero có nguy cơ dò được. Còn Dash tuy phép trộn trông không có vẻ mã hoá nhưng những thông tin trộn không được lưu trữ trên blockchain nên dù công nghệ giải mã có phát triển đến đâu cũng không phải lo ngại về những giao dịch cũ. Ngược lại những loại coin mã hoá giao dịch mà thông tin mã hoá vẫn còn trên blockchain thì công nghệ giải mã trong tương lai rất có thể sẽ giải mã được các giao dịch mà công nghệ hiện nay chưa giải mã được.
2. Bitcoin là loại tiền điện tử ẩn danh
Vì điều lầm tưởng tiền điện tử sử dụng mã hoá cộng với địa chỉ ví Bitcoin là một chuỗi ký tự rất loằng ngoằng nên người ta lầm tưởng rằng Bitcoin là loại tiền điện tử ẩn danh. Thực tế thì không phải. Vì mọi giao dịch được lưu trên blockchain là cơ sở dữ liệu được đồng bộ khắp mạng lưới nên bất cứ ai cũng có thể truy vấn dữ liệu trên máy tính của mình về tất cả các giao dịch của mọi người trong toàn mạng lưới.
Vì địa chỉ ví Bitcoin phức tạp nhưng chỉ là nick name tương ứng của người sử dụng nên nếu một khi biết được một địa chỉ ví là của ai thì người ta có thể xem được tất cả các giao dịch của địa chỉ ví đó.
Tuy nhiên, do Bitcoin cho phép người dùng có thể tạo nhiều địa chỉ ví với số lượng không hạn chế nên gọi nó có tính ẩn danh là đối với những người không chuyên, còn với các chuyên gia phân tích thì việc lần tìm thông tin là tương đối dễ dàng chỉ cần dựa vào một chút đầu mối đơn giản. Bởi vậy nên có rất nhiều trường hợp tội phạm sử dụng Bitcoin đã bị FBI điều tra và phá án.
3. Công nghệ tiền điện tử đã phát triển lắm rồi
Dù đã được ra đời hơn 8 năm nay nhưng công nghệ tiền điện tử có thể nói vẫn trong giai đoạn tương đối sơ khai. Tuy công nghệ này có nhiều hứa hẹn hấp dẫn nhưng có thể nói nó mới đang phát triển ở mặt những công nghệ có tính nền tảng chứ chưa có nhiều cải thiện với môi trường sử dụng thông thường nên việc sử dụng nó còn khá khó khăn.
Các địa chỉ ví trông khá phức tạp, việc gửi nhận tiền mất khá nhiều thời gian, không tức thời, cùng với việc ít được chấp nhận như là phương tiện giao dịch chính thức khiến nó còn phải mất tương đối nhiều thời gian nữa thì mới được trở thành phương tiện giao dịch thanh toán thông thường. Đó còn chưa nói đến các phương pháp giao dịch truyền thống thì đã phát triển tương đối tiện lợi và dễ sử dụng như thẻ thanh toán, Apple Pay, Paypal, Venmo,...
4. Ban đầu Dash được fork ra từ Bitcoin
Đây là một điều lầm tưởng mà rất nhiều người mắc phải, có lẽ do có cái tên cryptocurrency (tiền mã hoá) nên người ta tưởng rằng những giao dịch của tiền điện tử đều được mã hoá một cách an toàn tránh được sự xoi mói của mọi người. Nhưng thực ra điều đó không đúng.
Các giao dịch đối với hầu hết các loại tiền điện tử đều không được mã hoá mà để công khai để bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu được tiền từ tài khoản của ai đi đâu rồi đến tài khoản của ai.
Vậy mã hoá ở đây là gì? Đúng là tiền điện tử có dùng một số kỹ thuật trong lĩnh vực mã hoá, nhưng nó không hề mã hoá các thông tin giao dịch. Nó chỉ dùng 2 kỹ thuật, đó là kỹ thuật băm và chữ ký số.
Băm là kỹ thuật mà tạo ra mỗi chuỗi đặc trưng có độ dài cố định cho một đoạn thông điệp có độ dài bất kỳ sao cho người ta chỉ có thể tính được một chiều chứ không thể suy ngược lại. Kỹ thuật này được sử dụng trong lĩnh vực xác thực tránh giả mạo. Trong các loại tiền kỹ thuật số người ta sử dụng phép băm lồng nhau khiến cho việc giả mạo giao dịch trở nên bất khả thi.
Còn chữ ký số được dùng để chứng minh chủ sở hữu của ví tiền. Chỉ người chủ sở hữu thật sự của ví tiền mới có thể tiêu được số tiền trong ví của mình. Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy tiền trong các địa chỉ bất kỳ. Tuy nhiên do địa chỉ ví tiền kỹ thuật số là một chuỗi số loằng ngoằng phức tạp chứ không cho biết tên chủ sở hữu nên chúng ta thường lầm tưởng rằng đây là tính ẩn danh. Thực ra chuỗi ký tự đó giống như nick name của chủ sở hữu, nếu người ta biết được nick name đó của ai thì người ta có thể biết được các giao dịch của địa chỉ tiền đó.
Tuy vậy, các loại tiền điện tử cho phép mọi người tạo ra vô số địa chỉ cho riêng mình nên ít ra điều đó cũng có một mức độ riêng tư nào đó cho người sử dụng. Tuy nhiên, với các cơ quan điều tra và hệ thống máy tính có khả năng phân tích nhanh chóng thì việc tìm ra tội phạm sử dụng tiền điện tử để giao dịch là không mấy khó khăn.
Do không sử dụng việc mã hoá giao dịch nên có thể nói các loại tiền điện tử vẫn an toàn cho dù người ta có thể chế tạo được máy tính lượng tử với tốc độ tính toán cực n
Để đảm bảo tính riêng tư các loại tiền điện tử như Dash, ZCash và Monero có bổ sung những tính năng giúp tăng cường tính riêng tư. Dash sử dụng phép trộn thông tin giao dịch, ZCash và Monero thì mã hoá giao dịch. Tuy nhiên những phát hiện gần đây cho thấy việc mã hoá giao dịch của Monero có nguy cơ dò được. Còn Dash tuy phép trộn trông không có vẻ mã hoá nhưng những thông tin trộn không được lưu trữ trên blockchain nên dù công nghệ giải mã có phát triển đến đâu cũng không phải lo ngại về những giao dịch cũ. Ngược lại những loại coin mã hoá giao dịch mà thông tin mã hoá vẫn còn trên blockchain thì công nghệ giải mã trong tương lai rất có thể sẽ giải mã được các giao dịch mà công nghệ hiện nay chưa giải mã được.
2. Bitcoin là loại tiền điện tử ẩn danh
Vì điều lầm tưởng tiền điện tử sử dụng mã hoá cộng với địa chỉ ví Bitcoin là một chuỗi ký tự rất loằng ngoằng nên người ta lầm tưởng rằng Bitcoin là loại tiền điện tử ẩn danh. Thực tế thì không phải. Vì mọi giao dịch được lưu trên blockchain là cơ sở dữ liệu được đồng bộ khắp mạng lưới nên bất cứ ai cũng có thể truy vấn dữ liệu trên máy tính của mình về tất cả các giao dịch của mọi người trong toàn mạng lưới.
Vì địa chỉ ví Bitcoin phức tạp nhưng chỉ là nick name tương ứng của người sử dụng nên nếu một khi biết được một địa chỉ ví là của ai thì người ta có thể xem được tất cả các giao dịch của địa chỉ ví đó.
Tuy nhiên, do Bitcoin cho phép người dùng có thể tạo nhiều địa chỉ ví với số lượng không hạn chế nên gọi nó có tính ẩn danh là đối với những người không chuyên, còn với các chuyên gia phân tích thì việc lần tìm thông tin là tương đối dễ dàng chỉ cần dựa vào một chút đầu mối đơn giản. Bởi vậy nên có rất nhiều trường hợp tội phạm sử dụng Bitcoin đã bị FBI điều tra và phá án.
3. Công nghệ tiền điện tử đã phát triển lắm rồi
Dù đã được ra đời hơn 8 năm nay nhưng công nghệ tiền điện tử có thể nói vẫn trong giai đoạn tương đối sơ khai. Tuy công nghệ này có nhiều hứa hẹn hấp dẫn nhưng có thể nói nó mới đang phát triển ở mặt những công nghệ có tính nền tảng chứ chưa có nhiều cải thiện với môi trường sử dụng thông thường nên việc sử dụng nó còn khá khó khăn.
Các địa chỉ ví trông khá phức tạp, việc gửi nhận tiền mất khá nhiều thời gian, không tức thời, cùng với việc ít được chấp nhận như là phương tiện giao dịch chính thức khiến nó còn phải mất tương đối nhiều thời gian nữa thì mới được trở thành phương tiện giao dịch thanh toán thông thường. Đó còn chưa nói đến các phương pháp giao dịch truyền thống thì đã phát triển tương đối tiện lợi và dễ sử dụng như thẻ thanh toán, Apple Pay, Paypal, Venmo,...
4. Ban đầu Dash được fork ra từ Bitcoin
Thực ra ban đầu Dash không được fork ra từ Bitcoin mà được Evan Duffield phát triển dựa trên mã nguồn của Litecoin. Tuy nhiên do Litecoin không hề có sự đổi mới phát triển sau một thời gian dài cho nên nhóm phát triển của Dash đã phải đập đi làm lại Dash dựa trên mã nguồn của Bitcoin để cập nhật những tiến bộ mới nhất mà nhóm lập trình Bitcoin bổ sung thêm. Bởi vậy Dash luôn có được cập nhật những công nghệ được đội ngũ lập trình viên của Bitcoin bổ sung vào. Ngược lại Litecoin rất hiếm khi cập nhật công nghệ từ Bitcoin nên có thể thấy công nghệ của Litecoin hầu như không có thay đổi gì mấy sau một thời gian tương đối dài.
Không chỉ dựa vào những cải tiến của Bitcoin, nhóm phát triển của Dash Core cũng rất tích cực trong việc sửa lỗi, và bổ sung tính năng cho Dash nên các tính năng như PrivateSend, InstantSend cũng liên tục được đổi mới cộng với những cải tiến như công nghệ Decentralized Governance, rồi mô đun hoá các tính năng để cho phép tích hợp với các công cụ lập trình như Python, Go,... và sắp tới phiên bản Evolution của Dash sẽ còn bổ sung thêm nhiều tính năng độc đáo như Dash Drive, DAPI,...
5. Dash là instamine
Ngay những ngày đầu, do Evan Duffield phát triển ra XCoin (sau đổi tên thành Darkcoin và Dash) chỉ trong vòng 2 ngày cuối tuần nên chương trình có bị lỗi phân bổ coin với số lượng rất lớn trong vòng một vài ngày đầu. Trong những ngày đầu đó có khá nhiều người đào được coin với số lượng lớn. Nhưng họ nhanh chóng bán chúng khi Darkcoin lúc đó lên các sàn giao dịch để chốt lời sớm.
Có điều họ không biết rằng Dash thực sự là một dự án đầy hứa hẹn với đội ngũ lập trình viên tận tâm và nhiệt huyết dành trọn thời gian cho nó ngay từ những ngày đầu. Có lẽ mải đào nhanh và chốt lời sớm nên họ không tìm hiểu kỹ về Dash và khi giá của Darkcoin (tên cũ của Dash) tăng cao là họ bán ngay. Nhưng giá của Dash tiếp tục tăng mạnh khiến rất nhiều người cảm thấy ấm ức vì bán sớm.
Cộng thêm có những coin cạnh tranh không lành mạnh luôn tìm cách chê bai Dash dựa vào lỗi từ ngày đầu đó để tìm cách dìm hàng hoặc mục đích riêng nào đó của những nhà đầu cơ để có thể mua được Dash với giá rẻ chẳng hạn nên thông tin về Instamine cứ được lan truyền rộng rãi.
Để công bằng với cộng đồng, Evan đã hỏi ý kiến cộng đồng rằng có nên Air drop để phân phối lại số coin mới cho các địa chỉ ban đầu không nhưng mọi người đồng thuận là không nên làm thế. Chính tôi đã có mặt với Darkcoin từ những ngày đầu và có biết điều đó, thông tin vẫn còn lưu trên topic giới thiệu về Dash trên diễn đàn Bitcointalk.org.
6. Dash là đồng tiền kỹ thuật số tập trung vào bảo mật
Mặc dù cải tiến đầu tiên của Dash là tính năng đảm bảo tính riêng tư cho các giao dịch với tính năng gọi là Darksend (tên gọi cũ của PrivateSend) thời Dash còn gọi là Darkcoin nhưng sau đó Dash thay đổi trọng tâm bằng việc tung ra nhiều cải tiến khác như InstantSend và Decentralized Governance thì Dash tập trung vào việc biến cho đồng tiền kỹ thuật số này trở thành phương tiện thanh toán vừa riêng tư, vừa nhanh chóng và thuận tiện như tiền mặt kỹ thuật số.
Các giao dịch của Dash cũng giống như Bitcoin là hoàn toàn minh bạch. Tuy nhiên tính năng PrivateSend của Dash với khả năng xáo trộn nguồn gốc đồng tiền giúp đảm bảo tính riêng tư để tránh người ta có thể dò xem nguồn tiền từ đâu và đến đâu. Việc xáo trộn này không trên blockchain nên đảm bảo an toàn kể cả khi có những công nghệ giải mã tiên tiến cũng không làm nó ảnh hưởng.
7. Bầu cử của Dash Masternode là mô hình dân chủ
Khi người dân không được quyền có tiếng nói trong nhiều quyết định quan trọng của mình nên nhiều người cuồng tín cho rằng dân chủ mới là tốt. Thực ra không phải như vậy. Đám đông thường rất dễ bị đánh lừa bởi những thủ đoạn mỵ dân bằng những người có tài diễn thuyết và thao túng tâm lý đám đông. Và đám đông thường có xu hướng hành động theo tính bầy đàn nữa. Hơn nữa phần đông con người thường tập trung vào những nhu cầu nho nhỏ và gần gũi như cơm no, áo ấm, ruộng đất dân cày... mà ít hiểu biết và có tầm nhìn xa như những nhu cầu đảm bảo nhân quyền, quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sở hữu vũ khí... Phần lớn con người đều lười nhác muốn được người khác chăm lo cho mình thay vì muốn tự mình được chăm lo nên họ rất dễ bị dụ dỗ ủng hộ những lời dụ dỗ mỵ dân. Bởi vậy lừa được số đông dễ dàng hơn lừa một số ít người hiểu biết và tinh hoa. Bởi thế, các thể chế độc tài trên thế giới trong thời gian gần đây đều bắt đầu bằng những lời mời có tính dân chủ.
Những người sáng lập ra Dash không chỉ có tầm nhìn về công nghệ hay kinh tế mà họ có cả những tầm nhìn về lịch sử, chính trị bởi thế họ không chọn cách bầu cử phổ thông theo kiểu dân chủ mà họ chọn mô hình đại diện bằng việc gắn chặt quyền lợi lớn với những người có khả năng hơn. Chỉ những người có động lực kiếm đủ ít nhất 1000 Dash mới có quyền bỏ phiếu cho những quyết định của Dash, bởi vậy Dash không bị dễ thao túng bởi người có khả năng thao túng đám đông, mà những quyết định sẽ được đưa ra một cách độc lập bởi những người có quyền lợi lớn. Chính việc gắn chặt quyền lợi lớn vào những quyết định quan trọng cho nên những người có quyền quyết định phải tìm cách để quyết định của mình có lợi cho toàn mạng lưới mới đảm bảo có lợi cho lợi ích cá nhân họ.
Những quy định về việc bầu cử như biểu quyết chỉ có hiệu lực nếu số lượng ủng hộ lớn hơn số lượng chống lại tương đương với 10% tổng số masternode hiện hành. Việc kiểm phiếu được thực hiện hoàn toàn tự động bởi thuật toán. Còn thuật toán thì được công khai bởi phần mềm Dash là dạng mã nguồn mở nên ai cũng có thể kiểm tra.
Về sau những quy định về luật này sẽ được đề xuất, biểu quyết và thông qua, sau đó sẽ lại cập nhật vào phần mềm để hệ thống kiểm soát tự động.
Những quy định về việc bầu cử như biểu quyết chỉ có hiệu lực nếu số lượng ủng hộ lớn hơn số lượng chống lại tương đương với 10% tổng số masternode hiện hành. Việc kiểm phiếu được thực hiện hoàn toàn tự động bởi thuật toán. Còn thuật toán thì được công khai bởi phần mềm Dash là dạng mã nguồn mở nên ai cũng có thể kiểm tra.
Về sau những quy định về luật này sẽ được đề xuất, biểu quyết và thông qua, sau đó sẽ lại cập nhật vào phần mềm để hệ thống kiểm soát tự động.
Sự khác nhau giữa dân chủ và cộng hoà
No comments:
Post a Comment