Vì sao tiền kỹ thuật số lại không được các doanh nghiệp hào hứng đón nhận? - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Tuesday, October 24, 2017

Vì sao tiền kỹ thuật số lại không được các doanh nghiệp hào hứng đón nhận?

Kể từ khi Bitcoin ra đời thì tiền kỹ thuật số đã trải qua một thời gian phát triển khá dài và mặc dù đã được nhiều người hưởng ứng đón nhận và tìm cách đưa nó vào ứng dụng trong đời sống thương mại. Nhưng cho đến nay việc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch hàng ngày vẫn rất hạn chế. Vậy liệu tiền điện tử có thể trở thành tiền để dùng trong giao dịch hàng ngày hay không và làm thế nào để nó có thể trở thành phương tiện thay thế các đồng tiền thông thường? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu điều gì đang cản trở nó trở thành phương tiện thanh toán thay thế cho đồng tiền thông thường.
Những nguyên nhân dễ nhận thấy

Như chúng ta vẫn thường nói về những mặt hạn chế của tiền điện tử là nó tạo ra một thứ tiền mới, không có chính phủ nào hỗ trợ cho nên với rất nhiều người có tư tưởng phụ thuộc thường cho rằng đó là một thứ gì đó không an toàn vì không có ai đảm bảo cho họ. Nhưng bên cạnh đó nó còn một số những lý do rất dễ nhận thấy như sau:

1. Chưa thật sự thân thiện và dễ sử dụng

Quả thật ví tiền kỹ thuật số ở hiện tại chưa thật sự thân thiện và dễ sử dụng. Riêng khái niệm về ví thôi nghe cũng đủ nhức đầu rồi. Lại còn địa chỉ lại rất dài và phức tạp chưa kể lại liên tục thay đổi. 

Các ví trên di động thì cũng còn đỡ nhưng lại không phải có độ an toàn cao, còn ví trên máy tính dạng đầy đủ thì vô cùng phức tạp cho người dùng bình thường.

2. Tốc độ chậm

Vì hoạt động trên mạng lưới các máy kết nối ngang hàng nên việc phải chờ gom đủ giao dịch thành từng block mới xác thực và cũng phải đợi cập nhật giao dịch và đồng bộ đến đủ nhiều nút mạng thì mới đảm bảo an toàn. Bởi vậy cho nên giao dịch bằng tiền điện tử nhanh thì ít nhất cũng khoảng hơn 1 phút còn chậm thì kéo dài đến cả ngày trời.

3. Phí còn cao

Chính vì tính ngang hàng trong mạng nên khả năng xử lý song song là rất kém. Thông thường mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý được khoảng 7 giao dịch mỗi giây nên nếu có nhiều người dùng thì cũng không được vì mạng lưới quá tải. Ngày nay Bitcoin bị chia tách để có thể xử lý được nhiều giao dịch hơn, nhưng Bitcoin Cash cũng chỉ xử lý được khoảng 28 giao dịch mỗi giây. Chỉ riêng trang web thương mại điện tử của Amazon ở thời kỳ đỉnh cao khi cách đây vài năm đã phải xử lý đến hàng ngàn giao dịch mỗi giây rồi, bây giờ có lẽ còn phải nhiều hơn. 

Chính vì khả năng hạn chế nên nảy sinh ra vấn đề là không thể xử lý kịp và phải tăng phí khiến cho phí giao dịch bằng Bitcoin lúc cao đã lên đến vài đô la cho mỗi giao dịch.

4. Thói quen của mọi người chưa dễ chấp nhận

Một vấn đề nữa là thói quen của người dùng đối với đơn vị tiền tệ mà người ta hay dùng. Ở Việt Nam thì đơn vị là đồng, còn ở Mỹ thì là đô la nay sinh ra loại tiền mới người ta không quen và mỗi lần chi tiêu lại phải quy đổi cũng khá ngại. Vấn đề này không khó giải quyết vì chỉ cần đưa vào phần mềm ví công cụ chuyển đổi là xong. Nhưng việc thực hiện nó không đồng bộ khiến cũng giảm đi trải nghiệm của người dùng.

5. Doanh nghiệp chưa chấp nhận mấy

Có thời một số doanh nghiệp hào hứng chấp nhận tiền điện tử để giúp nó quảng bá nhưng rồi thì cũng chẳng ra đâu vào đâu. Doanh nghiệp chấp nhận tiền điện tử cũng không có được nhiều lợi ích từ việc đó trong khi lại có ít khách hàng mua bằng tiền điện tử nên dần dần họ đã không tiếp tục chấp nhận tiền điện tử nữa.

Vậy nguyên nhân do đâu mà họ mất đi động lực đó? Là do còn có những nguyên nhân chưa dễ nhận thấy như sau:
Còn những nguyên nhân chưa dễ nhận thấy

6. Làm thế nào biết được khách hàng mua hàng là ai?

Vì được thiết kế cho việc ẩn danh nên người dùng có thể thoải mái sinh ra các địa chỉ để chi tiêu cho nên việc doanh nghiệp bán hàng chấp nhận tiền điện tử rất khó biết một người mua hàng của họ là khách hàng mới hay khách hàng đã từng mua hàng để có thể giới thiệu với họ sản phẩm sao cho phù hợp với họ. Trong khi các giải pháp thanh toán khác lại giúp người bán hàng dễ dàng có thể làm việc đó.

Nếu tiền điện tử mà giúp doanh nghiệp nhận ra khách hàng của họ là người như thế nào chắc chắn người bán hàng sẽ rất hào hứng chấp nhận tiền điện tử.

7. Làm thế nào để khuyến khích khách hàng quay lại?

Nếu bạn vào siêu thị và thanh toán bằng thẻ tín dụng thì siêu thị sẽ dùng luôn thẻ tín dụng để tích điểm cho bạn và điều đó giúp bạn trở lại siêu thị đó thường xuyên hơn. Nhưng nếu bạn dùng tiền điện tử thì không có cách nào siêu thị biết được bạn là ai để mà tích điểm cho bạn.

Tương tự vậy với các hình thức bán hàng khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không,...  Tiền điện tử không giúp cho phần mềm của hệ thống bán hàng biết bạn có là khách quen hay khách lạ. Không biết mức độ bạn quay lại có thường xuyên hay không. 

Nếu tiền điện tử cho phép doanh nghiệp nhận dạng và theo dõi tần suất mua hàng của khách hàng, chắc chắn họ sẽ thích và muốn áp dụng nó.

8. Làm thế nào áp dụng các phân tích kinh doanh và trí tuệ nhân tạo?

Trong kinh doanh ngày nay, có rất nhiều công ty áp dụng trí tuệ nhân tạo để nhận biết và phân tích nhu cầu mua sắm của khách hàng nhằm chủ động giới thiệu với họ về những sản phẩm theo đúng nhu cầu của họ trước khi họ đến cửa hàng hoặc chủ động giới thiệu với họ những sản phẩm liên quan, nhất là trong thương mại điện tử.

Nhưng làm thế nào để có thể phân tích thống kê khi không thể theo dõi được thông tin khách hàng vì mỗi lần mua sắm khách hàng lại sinh một địa chỉ giao dịch mới?

Dash đã làm thế nào để giải quyết các vấn đề khó nhận ra này?

Với kinh nghiệm điều hành một hãng cung cấp giải pháp thanh toán thì CEO của Dash Core, Ryan Taylor sớm nhận ra điều này và phiên bản Evolution của Dash thay vì để người dùng gửi tiền cho nhau bằng các địa chỉ ví là chuỗi ký tự phức tạp thì Dash sẽ dùng luôn địa chỉ như địa chỉ email (vì con người thích dùng cái gì đó quen thuộc), nó khiến cho rất dễ ứng dụng trong thương mại điện tử cũng như giao dịch thương mại như tại siêu thị, nhà hàng, khách sạn.... Điều này giải quyết được vấn đề nhận dạng khách hàng, nhận biết khách hàng quen và tần suất mua sắm, giải quyết được khâu đầu vào cho các phần mềm trí tuệ nhân tạo về phân tích khách hàng,... và thậm chí đáp ứng được cả đòi hỏi về quy định về nhận biết khách hàng (KYC - Know Your Customer) và chống rửa tiền AML - Anti-Money Laundering) cho các tổ chức tài chính của các chính phủ.

Nhưng Dash vẫn đảm bảo tính riêng tư cho người dùng vì không phải ai cũng muốn phải hy sinh sự riêng tư để đổi lấy khuyến mãi hoặc điểm thưởng. Bởi vậy ví Evolution của Dash chỉ là một giải pháp trên nền tảng của ví Dash Core cho phép tách tài khoản Dash thành 2 phần một phần riêng tư và một phần công khai. Riêng tư thì không cho phép ai có thể theo dõi được trong khi công khai thì hoàn toàn có thể tham gia các giao dịch thông thường và cân bằng được lợi ích cho các doanh nghiệp.
Hãy xem một pre-proposal mới đây trên diễn đàn Dash.org

Một công ty là đối tác của Dash Core mới đây đã hé lộ điều này qua việc chuẩn bị một đề xuất giúp cho các giải pháp marketing tự động bằng việc tích hợp vào trong ví của Evolution giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết khách hàng của họ và giúp khách hàng được hưởng lợi từ những giải pháp marketing đến điểm thưởng và khuyến mãi.

Có thể thấy đội hình nhân sự của Dash ngoài tài năng về công nghệ tiền điện tử thì họ rất sâu sắc trong kinh nghiệm về kinh doanh, tài chính và giải pháp thanh toán. Bởi vậy họ hiểu rõ những vấn đề của khách hàng và từng bước giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách cụ thể, có trọng tâm và không đao to búa lớn. Nhờ đó Dash sẽ tiếp tục âm thầm từng bước phát triển trong khi có nhiều coin phát triển bùng nổ rồi lại dần sớm lụi tàn.

No comments:

Post a Comment