Vì sao tiền số có tỷ giá giao động mạnh như vậy? - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Wednesday, October 10, 2018

Vì sao tiền số có tỷ giá giao động mạnh như vậy?

Vấn đề lớn nhất với các loại tiền số hiện nay thì đó chính là ở chỗ tỷ giá biến động với biên độ dao động khá lớn khi so với các loại tiền thông thường khác. Vậy vì sao tiền số lại có tỷ giá biến động lớn như vậy? Làm thế nào để khắc phục điểm yếu này?


Trước hết chúng ta cần hiểu một số khái niệm trong kinh doanh và kinh tế. Trong giao dịch kinh tế, đồng tiền chỉ là một phương tiện trung gian để trung chuyển giá trị để chúng ta có thể trao đổi hàng hoá. Về bản chất, người ta không cần đến tiền nếu như không có nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ. 

Ví dụ, một người nông dân nuôi được một con bò, nhưng anh ta không muốn ăn bò mà lại thích mua được năng lực giáo dục cho con của anh ta thì anh ta phải đem đổi. Nhưng làm thế nào để đổi một con bò lấy các giờ dạy học cho con anh ta? Khi đó cần đến vai trò của đồng tiền.

Về bản chất của đồng tiền nó không thể có giá cố định nếu chỉ vì chính phủ áp đặt nó là như vậy. Nhiều bạn có thể tranh luận về điều này thì hãy nhìn sang Venezuela chẳng hạn, chính phủ họ cũng muốn đồng tiền ổn định nhưng giá trị của nó không thể cố định mà bị thay đổi tuỳ thuộc vào cái gọi là quy luật về Cung - Cầu. Cung, cầu ở đây là gì. Cung có nghĩa là lượng tiền được đưa vào lưu hành trên thị trường, còn cầu là nhu cầu sử dụng nó trong giao dịch trao đổi trong cuộc sống. Càng có nhiều nhu cầu sử dụng trong giao dịch tức là nhu cầu sử dụng của nó càng cao. Còn càng in ra nhiều đồng tiền tức là cung của lượng tiền nhiều. Nếu sự cân bằng này thay đổi thì dẫn đến trường hợp đồng tiền bị tăng giá hoặc đồng tiền bị giảm giá. Nếu lượng tiền cung quá nhiều, nó sẽ làm giá trị của đồng tiền giảm đi, còn nếu lượng cung của đồng tiền giảm đi thì giá trị đồng tiền tăng lên.

Trong quản lý tài chính quốc gia, các ngân hàng trung ương thường dùng các quy định để bơm thêm hay rút bớt lượng tiền được lưu thông trên thị trường để nhằm giữ cho dao động tỷ giá của đồng tiền ít đi. Nếu để ý, chúng ta có thể thấy việc bơm thêm hay rút bớt có thể được điều tiết qua cơ chế dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng hay hạn mức tín dụng.

Các đồng tiền số thường không có cơ chế điều tiết này, trừ Dash và các loại được fork từ Dash. Dash sử dụng cơ chế này một cách phi tập trung qua cơ chế masternode. Khi giá trị của đồng Dash giảm xuống người ta muốn mua thêm để lập masternode để có lợi khiến cho lượng tiền lưu thông giảm xuống. Khi giá Dash tăng, người ta bán masternode đi để đổi ra đô la chẳng hạn thì làm cho lượng Dash lưu hành tăng khiến giá nó giảm xuống.

Vậy tại sao giá của Dash không ổn định?

Thực ra nhu cầu sử dụng Dash trong các giao dịch hàng ngày không nhiều, khi so với các đồng tiền quốc gia. Nếu theo dõi trên blockchain (bitinfocharts.com) chúng ta có thể thấy số lượng giao dịch mỗi ngày của Dash chỉ khoảng trên dưới 10 ngàn giao dịch mỗi ngày, khi nào đỉnh cao thì lên đến vài trăm ngàn giao dịch mỗi ngày mà thôi. Chính vì lượng cầu còn ít, lượng cung cũng khá nhiều nên biến động giao dịch của Dash phụ thuộc nhiều vào nhu cầu đầu cơ và giao dịch quy đổi với đồng tiền hay được sử dụng để mua Dash đó là Bitcoin.

Làm thế nào để giữ tỷ giá Dash ổn định hơn?

Câu hỏi này không chỉ đối với Dash mà với hầu hết các loại tiền số khác. 

Quay lại quy luật cân bằng cung cầu. Nếu không thể giảm được lượng Dash lưu hành đủ nhiều cho phù hợp với cầu thì chúng ta cần phải tăng nhu cầu để đảm bảo cầu và cung cân bằng. Và làm sao khi cầu từ từ tăng lên sẽ làm cho tỷ giá của đồng tiền này tăng lên.

Trong kinh doanh, để đạt được việc sử dụng nhiều trên thị trường thì không nhất thiết cứ phải cạnh tranh khốc liệt với các loại đồng tiền khác mà cách làm khôn ngoan hơn đó là tìm những thị trường nơi cầu chưa được thoả mãn và thoả mãn nó. May mắn thay, còn có rất nhiều thị trường ngách mà các loại tiền thông thường không đáp ứng được.

Tại sao phải làm vậy? Theo binh pháp tôn tử thì thắng mà không cần chiến tranh mới là thắng lợi tốt vì nó không phải trả giá đắt.

Vậy thị trường ngách cho tiền số ở đâu?

Ví dụ, ở Việt Nam người ta không thể dùng tiền đồng để chơi cờ bạc, cá độ, lô, đề... nhưng có thể dùng tiền số.

Tương tự như vậy, ở Mỹ người ta không thể dùng các dịch vụ ngân hàng để dùng cho các giao dịch liên quan đến cần sa, vì một số bang ở Mỹ thì cần sa là hợp pháp nhưng một số bang thì nó không hợp pháp nên trên quy mô liên bang thì cần sa chưa hợp pháp nên không được sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Cũng vậy, ở Venezuela đồng tiền của chính phủ quá mất giá, năm 2017 đồng tiền bolivar mất giá lên đến 1 triệu % nên tiền số như Dash dù tỷ giá biến động nhưng không đến nỗi lắm nên nó vẫn tốt so với đồng tiền ở đó.

Khi chiếm lĩnh các thị trường ngách ngày càng nhiều thì nhu cầu sử dụng càng tăng khiến cho sự chênh lệch cung cầu biến động không còn nhiều nữa và làm cho tỷ giá dao động hẹp lại. 

Nhưng để chiếm nhiều thị trường ngách và dần dần được sử dụng nhiều là một quá trình lâu dài. Ở những thị trường nơi nhu cầu cần nhiều mà chưa được thoả mãn thì người dùng phải tự tìm đến nó. Nhưng ở những nơi có sản phẩm/dịch vụ thay thế khá thuận tiện thì người ta chỉ dùng khi mọi thứ sẵn sàng và có được cơ chế thúc đẩy như khuyễn mãi đủ mạnh.

Dash đã đầu tư rất nhiều cho nền tảng, không chỉ nền tảng kỹ thuật để có khả năng xử lý được rất nhiều giao dịch và mở rộng dần mà còn phải đầu tư xây dựng hạ tầng chấp nhận Dash. Phiên bản Evolution là một khởi xướng lớn không chỉ làm cho phần mềm dễ sử dụng mà làm cho việc tích hợp Dash trở nên dễ dàng với các nhà kinh doanh, với các chuyên viên kỹ thuật,... để sao cho khi có phiên bản dễ dàng sử dụng thì cũng có nhiều nơi chấp nhận nó. 

Cho đến nay phiên bản Evolution chưa hoàn thành nhưng việc kết nối phát triển đối tác của Dash hoạt động rất có mục tiêu hướng đến những thị trường ngách và từng bước mở rộng nhu cầu sử dụng đồng tiền này.

Chúng ta hãy chờ xem Dash cũng như các loại tiền số sẽ phát triển ra sao nhé.

No comments:

Post a Comment