Hiểu lầm về tầm nhìn của Satoshi - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Friday, February 23, 2018

Hiểu lầm về tầm nhìn của Satoshi

Bảo mật là một thuật ngữ then chốt trong cộng đồng tiền kỹ thuật số, đặc biệt là trong khía cạnh tự do của tiền số. Trong một cuộc hội thảo gần đây trên diễn đàn tự do New Hampshire, một cuộc tranh luận ngay gắt đã nêu tới các yếu tố công cộng và riêng tư của blockchain, cũng như những mục tiêu xung đột kép của các loại “coin bảo mật “ trong cả việc ẩn và công khai thông tin.


Bên cạnh một số điểm rất hay đã được thực hiện, tôi có chút ngạc nhiên trước cách hiểu lầm của nhiều người đã tham gia vào lĩnh vực tiền số nhiều năm về tầm nhìn ban đầu phía sau phát minh lớn của Satoshi Nakamoto. Điều quan trọng dành cho những nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực này là cần nhớ lý do tại sao chúng ta tham gia đầu tiên vào lĩnh vực này, và thiết kế các mô hình bảo mật mà không phá hủy giá trị cốt lõi của tiền số.

Sự cải tiến cơ bản của Bitcoin không phải để giấu thông tin

Cải tiến quan trọng mà Bitcoin cung cấp không bao giờ có thiên hướng để tăng cường sự riêng tư. Khi người sáng lập Satoshi Nakamoto viết ra bản công bố Bitcoin nổi tiếng hiện nay, mục đích là loại bỏ sự cần tới một bên tin cậy giữa các giao dịch:

“Những gì cần thiết là hệ thống thanh toán điện tử dựa trên nền tảng số thay vì dựa vào độ tin cậy, cho phép hai bên có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần tin vào bên trung gian thứ ba.”

Toàn bộ quan điểm của sổ cái công cộng an toàn đối với các giao dịch tài chính là để loại bỏ sự cần thiết phải tin tưởng vào một tổ chức ngân hàng để không chỉ giữ tiền cho bạn, mà còn là duy trì một bản sao chính xác của tất cả các giao dịch và không có hiện tượng lừa đảo tài chính.

Giá trị thực của công nghệ blockchain là sự minh bạch cơ bản

Trong khi duy trì tính bảo mật cho người dùng là yếu tố căn bản của bất kỳ hệ thống tài chính thành công nào, thì đó không phải là giá trị thực sự của hệ thống sổ cái công cộng được phân bổ. Toàn bộ lý do để có một blockchain là để tạo ra sự minh bạch cơ bản, và đó là lý do tại sao các mạng lưới dùng cải tiến này để duy trì giá trị như vậy. Bất kỳ ai đều có thể kiểm tra mạng lưới và hoạt động của mạng lưới, cung cấp những lợi ích tương tự của phần mềm mã nguồn mở. Bất cứ ai cũng có nhìn thấy số lượng giao dịch tạo ra, số coin tồn tại trong mạng lưới, tổng giá trị giao dịch, giá trị trung bình, có bao nhiêu người đang trả phí,… Bạn cũng có thể thấy nguồn cung coin được phân bổ như thế nào, bao gồm khi một ben nào đó kiểm soát phần lớn nguồn cung tổng.

Phần tốt nhất về việc minh bạch cơ bản này là mọi người đều có thể truy cập được. Bạn không cần tin vào một bên thứ ba để kiểm tra giao dịch trên mạng lưới tài chính, và bạn không cần phải tin rằng các nhân viên của mạng lưới đang cung cấp những thông tin không thể thay đổi. Đây là điểm trái ngược với cách hiện nay đang làm, nơi mà ngân hàng giấu đi sự mất khả năng thanh toán của mình và chính phủ không thể giải trình cho hàng tỷ tỷ đô la trong ngân sách. Với tiền số, bất cứ người không chuyên nào cũng có thể nhìn thấy, và với việc cả thế giới đang quan tâm tới tiền số mọi lúc, chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng tài chính đáng tin cậy nhất trên thế giới.

Satoshi hiểu yếu tố duy nhất để bảo mật tài chính

Trong khi giữ cho lịch sử tài chính của bạn chỉ dành cho bạn và những người mà bạn chọn để chia sẻ là một mệnh lệnh tuyệt đối, chúng ta phải nhớ chính xác mục tiêu mong muốn là gì. Vấn đề không chỉ đơn giản là xóa hay giấu những đoạn lớn dữ liệu trong  thông tin của mạng lưới, mà còn là chỉ để giữ những thông tin sẵn có công khai có thể ảnh hưởng tới quyền riêng tư của bạn. Satoshi đã viết lại cách tiếp cận riêng tư này trên whitepaper:

“Kiểu mô hình truyền thống đã đạt một mức độ riêng tư bằng cách giới hạn truy cập thông tin cho những bên tham gia và bên thứ ba được tin tưởng. Mức độ cần thiết phải công bố tất cả các giao dịch công khai đã được loại trừ khỏi mô hình này, nhưng tính riêng tư vẫn có thể được duy trì bằng cách phá vỡ dòng thông tin ở điểm khác: bằng cách giữ cho các chìa khóa công cộng ẩn danh. Mọi người có thể nhìn thấy ai đó đang gửi một lượng tiền cho người khác, nhưng không có thông tin gắn kèm với giao dịch. Điều này giống như sàn chứng khoán, nơi đó có thời gian và khối lượng giao dịch cá nhân được công khai, nhưng không biết ai đang giao dịch ở đó.

Theo Satoshi, vấn đề không phải là ở chỗ mọi người có thể nhìn thấy các giao dịch tài chính của bạn, nhưng mọi người còn có thể kết nối các điểm với nhau. Bitcoin, mặc dù minh bạch triệt để, được coi là “ẩn danh” trong nhiều năm bởi vì không ai tính toán ra cách liên kết hiệu quả giữa tiền bạc của bạn với danh tính của bạn. Bitcoin mới gặp trở ngại gần đây khi việc phân tích chuỗi trở nên tốt hơn và việc liên kết một chuỗi các giao dịch với điểm xuất phát, cũng như suy đoán người nào đứng sau giao dịch đó, đã trở nên khả thi hơn nhiều.

Bất kỳ giải pháp bảo mật thực sự nào cũng cần duy trì điểm chính của tiền số

Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng mục đích của tính bảo mật tài chính thực sự là phá vỡ mối liên hệ giữa hoạt động mạng lưới hoàn toàn mở và có thể kiểm tra được với danh tính thực sự. Dash làm được điều này bằng cách pha trộn các quỹ với một vài quỹ khác một cách đáng tin cậy để một giao dịch ẩn danh không thể truy xuất ngược lại bạn, trong khi vẫn giữ mọi thứ công khai. Giá trị lớn của việc duy trì được tính riêng tư trong khi vẫn giữ được sự thuận tiện chính của tiền số: Đó là việc không cần lòng tin. Bạn không cần phải tin rằng mạng lưới đang được sử dụng theo cách nào đó. Bạn không cần phải tin rằng mạng lưới có được phân phối tốt, và không một bên nào (hay một nhóm nhỏ nào) kiểm soát phần rất nhỏ nguồn cung. Bạn không cần phải tin vào bất cứ nhà phát triển hay nhà quản trị nào để nói với bạn rằng mạng lưới đang hoạt động tốt. Bạn có thể tự nhìn thấy.

Tiền số có một giá trị to lớn thông qua việc minh bạch cơ bản. Bất cứ giải pháp nào duy trì tính bảo mật người dùng sẽ làm tốt để duy trì giá trị này nguyên vẹn.

Viết bởi: Joël Valenzuela
Nguồn: Dashforcenews.

No comments:

Post a Comment