Tại sao hệ thống quản trị là điều cốt yếu trong tiền kỹ thuật số - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Tuesday, December 12, 2017

Tại sao hệ thống quản trị là điều cốt yếu trong tiền kỹ thuật số


Một trong những tranh luận chính xảy ra trong Cuộc tranh luận lớn về việc mở rộng Bitcoin là vai trò của "quản trị" trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Gần đây, tranh cãi này lại bùng lên,  Adam Back, Giám đốc điều hành của Blockstream, tuyên bố:

“Quản trị là phỉ báng coi Bitcoin như là vàng kỹ thuật số, bạn không quản lý vàng, cũng như bitcoin.”


Những gì Back nói ở đây không hoàn toàn mới lạ: nhiều người ủng hộ Bitcoin sẽ đồng ý, và so sánh bitcoin với vàng là một phép so sánh phổ biến. Trên thực tế, việc đó luôn là một trong những điểm chính để bán Bitcoin và tiền kỹ thuật số nói chung: giống như vàng, loại tiền đó không bị kiểm soát bởi bất kỳ một thực thể hay một người nào. Đối với những người hâm mộ Bitcoin theo chủ nghĩa tự do, đây là khúc nhạc cho những năm chống chính phủ.

Ngoài ra, nếu bạn nhìn vào lịch sử phát triển của Bitcoin, bạn sẽ thấy bitcoin được tạo ra dể đáp ứng các nền kinh tế kế hoạch (the planned economies) yếu kém trên thế giới.  Sau những thảm hoạ kinh tế năm 2008, trong đó các nền kinh tế kế hoạch của thế giới bị thất bại, Bitcoin là mang lại hơi thở trong lành: đây là một loại tiền tệ không có sự kiểm soát của chính phủ. Trên thực tế, Satoshi đã nhúng một thông điệp vào trong khối gene của Bitcoin dành cho những ai không chắc chắn về ý định của mình, một tiêu đề: "Chancellor trên bờ vực cứu trợ thứ hai cho các ngân hàng".

Bởi nền tảng này, nhiều người ủng hộ bitcoin hàng đầu như ông Back, nhấn mạnh rằng tiền kỹ thuật số không có “quản trị”, và không cần tới quản trị. Nhưng điều đó gây ra hiểu nhầm cơ bản về quản trị là gì. Quản trị không phải là bởi chính phủ. Quản trị chỉ đơn giản là làm thế nào để thực hiện các lựa chọn. Với mỗi nhóm, mỗi dự án, và thậm chí là mỗi người đều thực hành việc quản trị dưới dạnh này hay dạng khác. Ví dụ, với việc tự quản trị của một cá nhân. Cô ấy quyết định sống như thế nào và làm gì mỗi ngày. (Trong thực tế, một trong những phạm tội lớn lao của nhân loại là chế độ nô lệ, chế độ đó lấy mất đi khả năng tự quản trị cá nhân của con người). Một gia định cũng thực hiện chế độ quản trị như cách ra quyết định mỗi ngày, cách nuôi dạy trẻ con như thế nào,… Một số hình thức quản trị được xác định trong mỗi nhóm, bất kể quy mô của nhóm như thế nào. Câu lạc bộ địa phương Elks có phương pháp quản trị, cũng giống như một nhà thờ hay một công ty đa quốc gia.  Và tất nhiên các cộng đồng - có thể là các làng mạc, thị trấn, tiểu bang, hoặc các quốc gia – đều có cách quản trị chính họ. Ngay cả những người ủng hộ chủ chương không có chính phủ quản trị - cũng chỉ muốn mỗi cá nhân quản trị bản thân mình mà không có bất kỳ sự quản trị của người khác trong cộng đồng.

Tuy nhiên, sự so sánh Bitcoin như vàng có thể dẫn tới niềm tin rằng Bitcoin không cần quản trị. Xét cho cùng, vàng không bị quản trị. Và điều đó là sự thật – vàng vô tri vô giác nên không cần quản trị. Nhưng Bitcoin – giống như các loại tiền kỹ thuật số khác – không phải là vật vô tri vô giác. Mà đó là các đoạn code được tạo nên từ một dự án phần mềm. Đúng vậy, còn hơn thế nữa; bitcoin còn là một hệ thống tiền tệ và trải nghiệm xã hội. Nhưng các loại tiền kỹ thuật số cơ bản cũng bắt đầu – và duy trì – bởi các dự án phần mềm. Các nhà phát triển dự án sẽ quyết định về dự án: Cần thay đổi đoạn code này như thế nào hay cứ để vậy? Và như vậy, tiền kỹ thuật số đã bị quản trị.

Hiện nay, Bitcoin được quản trị bởi sự đồng thuận của một số thực thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Những chuyên gia đào Bitcoin có tầm ảnh hưởng nhất, sau đó là đội ngũ phát triển core. Những người bán hàng cũng có ảnh hưởng tới dự án. Thậm trí những người sử dụng bitcoin cũng có ảnh hưởng,  cho dù là họ lựa chọn phần mềm node hay quan điểm của họ bày tỏ trên cộng đồng online. Tuy nhiên, quản trị Bitcoin được quyết định chủ yếu bởi những thợ đào và đội ngũ phát triển.

Tất nhiên, cuộc tranh luận hiếu chiến đang diễn ra về chiều hướng của Bitcoin - mỗi bên tranh luận không thể thực hiện giải pháp của mình - dẫn đến một số nhận định rằng mô hình quản lý của Bitcoin là thiếu sót. Dash là một trong những cải tiến chính trong lĩnh vực quản trị này.

Nếu bạn nhìn vào  nguồn gốc của Dash, bạn sẽ thấy tại sao việc quản trị đóng vai trò quan trọng trọng dự án. Xét cho cùng, nhà sáng lập Dash Evan Duffield đã tạo ra loại tiền kỹ thuật số mà khi thất bại trong việc cố gắng đưa ra những cải tiến cho Bitcoin. Ông không thể lôi kéo được một nhóm nhỏ những người có ảnh hưởng trong thế giới Bitcoin để thực hiện những cải tiến mà ông hình dung . Cuối cùng, ông quyết định phân tách code và bắt đầu một loại tiền kỹ thuật số mới. Kinh nghiệm của ông khiến ông kết hợp hệ thống quản trị phi tập trung dựa trên blockchain cho Dash để bất cứ ai cũng có thể đề xuất những thay đổi cho dự án. Trong hệ thống này, những chủ sở hữu thứ hai của mạng lưới (ví dụ như chủ các Masternode) có thể bỏ phiếu thông qua blockchain cho những đề xuất cải thiện hoặc thay đổi Dash. Những nhà phát triển core vẫn giữ các quyết định chính ảnh hưởng tới code (cũng giống như với Bitcoin). Sự khác biệt chính là có một cơ chế nội tại để “truyền lửa” cho đội ngũ phát triển core  và thay thế bằng một cơ chế khác nếu như chủ sở hữu Masternode mong muốn.

Ví dụ, nếu một sự phân rẽ hình thành trên cộng đồng Dash giống như trên cộng đồng Bitcoin, giữa hai đội phát triển cạnh tranh ganh đua trong việc kiểm soát giao thức, giải pháp sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng. Mỗi đội phát triển sẽ đưa ra một đề xuất để gây quỹ cho đội của mình, và đội nào được tài trợ sẽ trở thành đội “core” chính thức. Đó là việc quản trị phi tập trung hiệu quả.
Và, cũng giống như Bitcoin, Dash luôn luôn tồn tại “lựa chọn hạt nhân- phân tách code. Xét cho cùng, bản thân Dash cũng phân tách từ Bitcoin, và nếu một nhóm không hài lòng với hướng đi của đội core Dash được cấp vốn bởi Masternode, thì họ sẽ chia tách Dash và thực hiện theo cách của riêng họ.

Ngay sau khi Back phát biểu về tính quản trị, ông đã thêm vào sau đó:

“Một vài người yêu cầu ‘quản trị’ bitcoin hầu hết dường như định thực hiện quá trình bỏ phiếu mà họ có thể điều khiển. Giống như chủ tịch và thành viên của BU.”

Back cũng đã sai. Thực sự thì “tất cả mọi người” đều muốn quản trị, họ chỉ thực hiện kiểu quản trị khác nhau mà thôi.

Dash đã nắm lấy nhu cầu quản trị và đã phân cấp nhu cầu quản trị và Dash đã đưa nhu cầu đó vào trực tiếp trong blockchain. Xét cho cùng, đó không phải là của chuyện phi tập trung mà nó là vấn đề liên quan đến nền tảng blockchain mà các loại tiền kỹ thuật số. 

Nguồn: Dashforcenews

No comments:

Post a Comment