Nhận biết coin đa cấp và những rủi ro liên quan đến các dự án lừa đảo - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Tuesday, October 3, 2017

Nhận biết coin đa cấp và những rủi ro liên quan đến các dự án lừa đảo

Vì tính phức tạp và thiếu thông tin nên thật khó có thể phân biệt được rõ ràng giữa tiền kỹ thuật số nghiêm túc với đồng tiền đa cấp. Chính điều này làm những đồng tiền công nghệ chân chính bị mang tiếng oan, và cũng vì lý do đó mà đồng tiền được lập ra để lừa đảo trông không khác nhau mấy. Bởi tiền kỹ thuật số thông thường dựa trên mô hình mã nguồn mở nên việc một đồng tiền lừa đảo cũng có thể dùng mã nguồn mở để tạo ra đồng coin có thể giao dịch như các loại tiền điện tử thông thường.
Các đồng coin lừa đảo cũng có thể giống với các coin bình thường như Dash hay Bitcoin là chúng cũng có thể có các phần mềm ví như bình thường, thậm chí có thể dùng với ví cứng vì được sửa từ cùng những mã nguồn của các coin thông thường nên kế thừa những đặc tính kỹ thuật của các coin đó.

Vậy làm sao để phân biệt giữa chúng? Nói chung cũng khá khó phân biệt vì về mặt kỹ thuật cơ bản thì giống nhau, có khác là khi họ thu được tiền bán coin thì họ không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nó mà chỉ tuyên bố và thu hút thêm người để lấy được thêm tiền và bùng.

Vậy làm thế nào để họ lấy được thêm tiền mà không bị phát hiện? Bằng cách khoá số tiền của người đầu tư càng lâu càng tốt, để tiền từ người bậc dưới được giữ lại càng lâu càng tốt và trả dần cho những người bậc trên. Đến khi bậc đủ cao và đế đủ rộng và người tổ chức gom được số tiền đủ lớn và bỏ trốn. Ngay cả trường hợp người tổ chức bỏ trốn thì những bậc trung gian có thể vẫn chưa biết hoặc cố tình không biết để gom tiền trừ cho khoản đầu tư của mình.

Cách khoá vốn thường dưới dạng các gói đầu tư mà chưa phát hành coin. Đó cũng có thể là phát hành coin ngay nhưng chưa tổ chức để có thể mua bán, trao đổi tự do mà có thể khoá vốn lại để chưa thể gửi bán được trong một thời gian. Bằng cách khoá vốn này, mô hình kim tự tháp có đủ thời gian để phát triển nhiều cấp và gom được số tiền đủ nhiều để cho dù có phải chi trả cho một số ít người ở bậc cao với lãi suất rất lớn để cho thật hấp dẫn thì họ vẫn còn dư tiền.
Hình tháp càng cao, có nhiều bậc thì người ở trên đỉnh tháp càng thu được nhiều tiền. Nếu thời gian khoá vốn lâu thì kể cả khi người đỉnh tháp bỏ trốn khá lâu thì người ở dưới đáy tháp cũng có thể chưa biết
Ví dụ trong hình trên nếu số vốn góp của các thành phần bằng nhau mà khi thu đủ bậc 3 thì mới trả bậc 1 thì dù có trả lãi gấp đôi cho người bậc 1 thì người tổ chức vấn còn số vốn bằng 2 lần số vốn đã trả, nên những người vào sau cảm thấy khá an toàn.

Khi số bậc tăng lên, lượng tiền mà người tổ chức thu được là rất lớn. Nếu việc thu tiền không gặp khó khăn thì họ vẫn có thể tiếp tục nâng bậc lên tiếp và số tiền thu được lại càng nhiều hơn. Giả sử với mô hình kim tự tháp nhị phân, tức là một người thì ở dưới chỉ có 2 người mà mỗi người tham gia góp 1 triệu đồng thì ở mức 3 nhà tổ chức đã có thể thu được 4 triệu sau khi đã trả lãi gấp đôi cho người bậc 1. 

Nếu trì hoãn để phải thanh toán chậm hơn nữa thì người tổ chức còn kiếm được nhiều hơn nữa. Cho đến khi việc mở rộng kim tự tháp khó hơn, anh thì anh ta có thể quyết định ngừng trả lãi và ôm vốn và biến mất.

Ngay cả khi người tổ chức ôm vốn biến mất, những người cấp trên cũng vẫn có thể làm giống người tổ chức để tiếp tục phát triển thêm một bậc để rút vốn về. Tất nhiên khi đó việc mở rộng thêm nữa là khó và có thể thông tin bị lộ khiến anh ta không thể tiếp tục làm thế. Còn những người bậc từ anh ta trở xuống sẽ không có cơ hội đòi lại được tiền.

Nếu số tiền không lớn, người ta có thể bỏ qua và không truy cứu nữa nhưng có thể khi đó đáy kim tự tháp đã khá rộng và tổng số vốn bị lừa cũng trở nên khá lớn.

Vậy làm sao để nhận biết những rủi ro này?

1. Để không bị pháp luật sờ gáy, người tổ chức thường không công khai thông tin cá nhân, hoặc sử dụng thông tin giả. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết. Nếu không có ý định lừa dối, sao lại phải cung cấp thông tin giả hoặc che dấu thông tin cá nhân?

2. Người tổ chức tránh tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mà chỉ dùng phương thức trao đổi ẩn danh. Có thể họ có cung cấp thông tin cá nhân một cách chung chung, copy vài cái ảnh trên mạng, gán cho vài cái tên nhưng không liên kết đến các hiện diện trên mạng xã hội như Linkedin, Twitter,... và tránh sử dụng số điện thoại và địa chỉ cụ thể.

3. Che dấu thông tin đăng ký website. Không để lộ thông tin người đăng ký website, người đăng ký tên công ty, mở công ty ở những nơi không cần thông tin cá nhân cụ thể. Một số coin đa cấp thường sử dụng những dịch vụ giấu thông tin khi đăng ký website. Để kiểm tra có thể vào trang betterwhois.com và gõ tên miền của website và kiểm tra xem có thông tin cá nhân của người đăng ký hay không.

4. Khoá vốn không thể giao dịch một thời gian: Vốn góp của người đầu tư không được trao đổi, mua bán, hay giao dịch một cách tự do mà bị khoá lại một thời gian, hoặc chỉ có thể giao dịch ở trên một số sàn giao dịch mà ở đó người ta giới hạn hoặc khó có thể giao dịch được tự do.

5. Không có dấu hiệu phát triển thêm các tính năng kỹ thuật hoặc những hứa hẹn phi thực tế. Nhiều người lừa đảo thường có những tuyên bố rất hấp dẫn như có khả năng tạo ra những tính năng kỹ thuật phi thường, nhưng lại không có căn cứ thực sự để làm việc đó.

6. Không cung cấp đường link đến nơi để mã nguồn công khai, hoặc nếu có thì mã nguồn không được cập nhật hoặc ít được cập nhật.

7. Lãi khủng không căn cứ rõ ràng: Đây là điều quan trọng đặc biệt quan trọng dễ nhận biết. Một coin đại diện cho một dự án tiền điện tử thông thường thì không có gì đảm bảo rằng nó có thể thành công, ngay cả những dự án thành công nhất hiện nay như Bitcoin, Dash, hay Ethereum cũng đều có chứa đựng những rủi ro và không có gì đảm bảo là không có vấn đề trong tương lai. Nếu có loại coin nào được quảng bá là lãi lớn, lại chắc ăn nữa thì nên cực kỳ cẩn thận tìm hiểu.

8. Không có trong danh sách coin trên coinmarketcap.com: Một loại coin có thể được quảng cáo rầm rộ, như Onecoin trước đây nhưng nếu nó không thể có mặt trong coinmarketcap.com thì đây là một trong những dấu hiệu

Theo những thông tin phản hồi của độc giả thì có khá nhiều coin đa cấp đã có hình thức để sao cho trông giống coin bình thường hơn, cho nên nếu thấy có một vài dấu hiệu trên thì chúng ta hãy nên thận trọng.

Bạn còn biết các dấu hiệu rủi ro hay có liên quan đến lừa đảo khác? Hãy cùng chia sẻ bằng cách comment xuống dưới đây nhé.


THAM KHẢO THÊM

4 comments:

  1. Sàn C9crypto.com đang làm theo hình thức y hệt như bạn nói ở trên. Lấy danh nghĩa ra đời coin Bitnine mới, khóa các giao dịch chuyển ETH trên ví cá nhân

    ReplyDelete
    Replies
    1. bạn thu thủy nói rõ hơn được ko, mình đang được mời chào ICO của bitnine nhiều quá mà lưỡng lự ko biết có nên mua không.

      Delete
  2. bạn thu thủy nói rõ hơn được ko, mình đang được mời chào ICO của bitnine nhiều quá mà lưỡng lự ko biết có nên mua không.

    ReplyDelete
  3. Just speakingPsychology Articles, high payouts are what give any Online Casino resilience. voodoo dreams

    ReplyDelete