Tiền điện tử đang có những bước phát triển lớn về cả số lượng lẫn lượng vốn đổ về để phát triển công nghệ. Thế nhưng nó lại nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự không thống nhất giữa các thành phần tham gia. Đó có thể là sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi giữa những "thợ mỏ" với các lập trình viên, giữa các lập trình viên với người dùng, và giữa người dùng với thợ mỏ,... Những mâu thuẫn này làm cộng đồng khó tìm được tiếng nói chung dẫn đến sự chia tách blockchain thành nhiều nhánh khác nhau (fork) và hình thành các loại coin mới như Bitcoin thì sinh thêm ra Bitcon Cash, Bitcoin Gold, còn Ethereum thì có thêm Ethereum Classic.
Có một câu chuyện ngụ ngôn về một đàn chim bị người ta đánh bẫy bằng cách chụp một tấm lưới lên. Cả đàn thất vọng lắm và một con nảy ra sáng kiến là kêu gọi tất cả các con chim cùng bay lên. Người thợ săn lao ra chụp nhưng không kịp vì cả đàn chim đã bay lên cao rồi. Nhưng khi lên cao mỗi con lại bay về một hướng nên tấm lưới lại rơi xuống và người thợ săn bắt gọn cả đàn chim.
Sự phi tập trung cũng vậy nếu như không có một cơ chế để quản trị để giải quyết mâu thuẫn và nguồn lực. Ban đầu đàn chim khi đang nguy hiểm và nghe theo một sáng kiến tốt và nó thoát khỏi người thợ săn nhưng sau khi thành công, mỗi con lại bay theo một hướng và tấm lưới giữ chúng lại và cuối cùng thì rơi xuống đất. Các loại tiền kỹ thuật số khởi động một xu hướng gọi là phi tập trung, có nghĩa cơ chế không quá phụ thuộc vào một điểm nút nào đó khiến nó không thể bị đánh sập được. Nhưng nếu không có những nguyên tắc định hướng nhất định, không có cơ chế giải quyết xung đột thì nó lại rất dễ rơi vào tình trạng của bầy chim trong câu chuyện trên.
Sự chia tách giữa các xu hướng công nghệ có thể không thành vấn đề và cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi công nghệ và cộng đồng chưa thực sự phát triển và sự chia tách không có định hướng tốt và không làm nó tiến bộ hơn thì sự chia tách đó lại chỉ làm cộng đồng trở nên yếu đi và về lâu dài sẽ làm cho giá trị của người dùng nắm giữ sẽ giảm dần giá trị. Các loại tiền điện tử, ngoài việc là những đồng tiền hay công nghệ nó còn là những cộng đồng bao gồm những nhà phát triển phần mềm, những người vận hành kỹ thuật (miners và masternode), và người dùng,... Nếu không có sự đồng thuận, nguồn lực sẽ bị chia sẻ và trong ngắn hạn có thể thấy ra các loại coin mới và ai nấy có nhiều loại coin tưởng chừng có lợi nhưng về lâu về dài, nguồn lực cho phát triển bị giảm dần dẫn đến sự suy yếu và mất dần giá trị.
Cơ chế quản trị (governance) là cơ chế giúp cộng đồng tìm ra hướng đi chung, nó cũng là cách để cộng đồng tìm được những quyết định thay vì tranh cãi mãi mà không có giải pháp. Thực tế thì hệ sinh thái nào cũng có những cơ chế quản trị ở những mức độ cao thấp khác nhau.
Không có cơ chế quản trị
Chúng ta có thể thấy rằng sau khi tạo ra Bitcoin, người sáng lập tự nhiên biến mất. Có lẽ ông ta không có ý định phát triển Bitcoin trở thành một loại tiền điện tử thành công, mà chỉ tạo ra một xu hướng để mọi người tự tìm cách tạo ra những loại tiền điện tử. Và sau đó cộng đồng này thiếu một cơ chế quản trị, không có người lãnh đạo nên nó không quyết định được nên đổi mới công nghệ thế nào, cũng không có ngân sách cho tái đầu tư. Bitcoin Foundation cũng không huy động đủ được ngân sách để tiếp tục cải tiến công nghệ và sau đó thì các nhà phát triển phải sống dựa vào tiền tài trợ bởi các tổ chức và các công ty. Nhưng những tổ chức và các công ty này thì có những lợi ích không thống nhất với nhau do đó từ lúc ra đời đến nay, Bitcoin có rất ít sự cải tiến về mặt công nghệ. Nhiều đề xuất cải tiến như Lightning, Segwit,... đều không được thông qua, và cộng đồng nhà phát triển lại tản mát ra để lập nên những coin mới.
Quản trị bằng người lãnh đạo
Khác với Bitcoin, Ethereum chịu ảnh hưởng nhiều bởi người sáng lập ra nó, một thanh niên rất trẻ tuổi người Canada gốc Nga có tên Vitalik Buterin. Cộng đồng tôn trọng và ngưỡng mộ anh và anh vẫn là người dẫn dắt mọi quyết định của đồng coin này từ việc quyết định fork để giải quyết vấn đề của The DAO đến những cải tiến công nghệ gần đây.
Nhưng như vậy, về mặt công nghệ thì nó là phi tập trung nhưng về định hướng, về cách quản trị, đồng coin này vẫn phụ thuộc một cách tập trung vào một cá nhân.
Ở Dash, người sáng lập mặc dù có tầm nhìn vượt trội với sự kết hợp của tài năng về công nghệ với sự thiên tài về kinh doanh nhưng Evan Duffield đã sớm nhận thấy rằng Dash cần một cơ chế quản trị tốt hơn là phụ thuộc vào bản thân anh ta nên anh đã sớm rút lui khỏi Core Team, một nhóm các nhà phát triển chính của Dash để lập nên một team khác gọi là Dash Labs. Anh cũng cho biết là anh rút hết các masternode để tập trung lập nên Dash Labs một nhóm với những thử nghiệm tiên phong về mặt công nghệ. Đồng thời tuyên bố dành đến 80% tài sản của mình để tiếp tục đầu tư vào các Team khác mà anh gọi đó là các DAO (Decentralized Autonomous Organization - tổ chức tự quản phi tập trung). Bằng cách thức này, anh không trở thành trung tâm của Dash và cũng không muốn Core Team hay Dash Labs trở thành trung tâm của hệ sinh thái này.
Quản trị theo động lực
Sáng tạo quan trọng của Satoshi Nakamoto (nick name của người sáng lập ra Bitcoin) đó là một cơ chế tạo động lực cho những người cung cấp máy xác thực cho các giao dịch gọi là các thợ mỏ. Đây là một cách quản trị theo động lực ở mức đơn giản. Những thợ mỏ có động lực đóng góp cho sự an toàn của mạng lưới tiền số mà không cần ai lãnh đạo hay quản lý.
Dash đã bổ sung thêm cho cơ chế này bằng cách tạo động lực cho nhóm người đầu tư lớn hơn gọi là các chủ Masternode đóng góp cho hệ sinh thái của Dash không chỉ bằng hạ tầng công nghệ giúp cho các dịch vụ gia tăng của Dash hoạt động trơn tru trên đó mà còn tạo động lực để những nhà đầu tư này tích cực tham gia vào các quyết định đầu tư mà Dash thực hiện để tái đầu tư cho bản thân nó.
Những chủ masternode có động lực để tham gia tạo ra các quyết định đúng cho những dự án đề xuất nhằm gia tăng giá trị cho mạng lưới, tái cải tiến công nghệ, và phát triển người dùng...
Với kinh phí 10% dành cho đầu tư, Dash cũng tạo động lực cho các lập trình viên, các nhà chuyên môn như marketing, luật sư, người tích hợp hệ thống, các doanh nhân tham gia đề xuất dự án làm tăng giá trị cho Dash để nhận được phần thưởng.
Quản trị theo biểu quyết
Với đám đông, để ra những quyết định mà mọi người cùng chấp nhận được đó chính là cách biểu quyết hay bỏ phiếu. Có rất ít loại coin áp dụng theo cách này và Dash là loại tiền điện tử đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp này.
Thông thường có vài cách biểu quyết, biểu quyết theo cách cào bằng không phân biệt ai với ai. Cách này người ta thường biết như là một cách bầu chọn dân chủ. Nhưng cách này cũng rất dễ bị lợi dụng vì người ta rất dễ tạo nick ảo để thêm phiếu bầu. Hơn nữa quyền lợi của người nghèo (sở hữu ít coin) khác với người giầu (sở hữu nhiều coin). Theo đó người nghèo thường dễ đồng ý với những quyết định mang lợi ích ngắn hạn còn người giầu dễ đồng ý với những lợi ích dài hạn. Đối với một công ty nếu mọi người đều có quyền biểu quyết ngang nhau thì công nhân bao giờ cũng muốn tăng lương, giảm giờ làm và họ đông hơn nên biểu quyết theo kiểu cào bằng như vậy thì những ý tưởng tăng lương và giảm giờ làm bao giờ cũng được thông qua còn những quyết định như đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho máy móc, thiết bị, đầu tư cho nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo sẽ không bao giờ được thông qua. Và khi làm ít, nghỉ nhiều, không đáp ứng nhu cầu khách hàng thì công ty chỉ có cách phá sản. Đây cũng là lý do tại sao mô hình xã hội chủ nghĩa luôn thất bại, ở đông Âu, Việt Nam, Cu-Ba, Bắc Triều Tiên, Venezuela và nhiều nước ở châu Phi.
Dash chọn cơ chế biểu quyết theo điều kiện. Muốn được quyền tham gia biểu quyết, anh phải đầu tư. Tất nhiên, ai cũng có thể làm việc đó miễn có đủ tài năng hoặc tiền. Nếu không có tiền, anh có thể đề xuất dự án để có tiền, và khi có tiền, anh có thể tạo masternode và được bỏ phiếu. Nếu không anh có thể mua đủ 1000 Dash để có được một phiếu bầu. Dù thế nào anh cũng phải cố gắng. Và khi có 1000 Dash rồi anh còn phải cố gắng suy nghĩ để quyết định của anh không làm giảm giá trị của 1000 Dash mà anh sở hữu nữa. Cơ chế quản trị bằng động lực của Dash giúp cho mọi người có động lực làm điều tốt nhất cho chính Dash.
Ta thấy thậm chí Dash tạo động lực cho việc biểu quyết. Thật là cơ chế quản trị lồng ghép thông minh.
Quản trị nhiều lớp
Dù thế nào thì con người thường đều mắc phải những sai lầm. Không ai mà có thể không sai lầm, thậm chí cả người không ra một quyết định nào thì điều đó cũng chính là sai lầm. Bởi vậy nếu lớp quản trị nào có sai lầm thì lớp khác có thể khắc phục sai lầm đó.
Bởi vậy thay vì coi tất cả người dùng như một lớp ngang hàng với nhau, Dash tạo nên các tổ chức tự quản phi tập trung (DAO) và giữa các DAO này người ta có thể áp dụng cơ chế quản trị người lãnh đạo hoặc cơ chế biểu quyết dân chủ, hay biểu quyết có điều kiện...
Các cơ chế quản trị người lãnh đạo có thể lồng ghép với bỏ phiếu và lồng ghép với tạo động lực... tạo nên một hệ sinh thái phi tập trung nhiều hơn vừa tránh được sai lầm mà vẫn có những định hướng tiến bộ.
Vì sao các loại tiền số cần hệ thống quản trị phi tập trung?
Tiền điện tử được phát mình để khắc phục những vấn đề của hệ thống tài chính của thế giới hiện tại. Đó là chống lại sự thao túng của những chính phủ hay các tài phiệt tài chính là một cách bóc lột tinh vi đối với hầu hết mọi người mà không mấy người có thể nhận thấy được. Chỉ cần in thêm tiền là làm cho số tiền trong tay của mỗi người đều giảm đi một phần giá trị mà không ai có thể nói được điều gì vì tiền vẫn trong tay của mỗi người, nó chỉ bị giảm giá trị đi mà thôi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà Zimbawe có những đồng tiền có mệnh giá lên đến hàng tỷ trong khi chẳng có mấy giá trị, hay tại Venezuela đồng tiền có mệnh giá lớn nhất còn không giá trị bằng cuộn giấy vệ sinh.
Nhưng nếu không có cơ chế quản trị phi tập trung, nó rất dễ bị rơi vào thế bị điều khiển bởi một nhóm người nào đó hay nói cách khác nó lại bị tập trung và rơi vào tình thế của nền tài chính hiện tại và số đông phải chịu thiệt thòi.
THAM KHẢO THÊM
Sự phi tập trung cũng vậy nếu như không có một cơ chế để quản trị để giải quyết mâu thuẫn và nguồn lực. Ban đầu đàn chim khi đang nguy hiểm và nghe theo một sáng kiến tốt và nó thoát khỏi người thợ săn nhưng sau khi thành công, mỗi con lại bay theo một hướng và tấm lưới giữ chúng lại và cuối cùng thì rơi xuống đất. Các loại tiền kỹ thuật số khởi động một xu hướng gọi là phi tập trung, có nghĩa cơ chế không quá phụ thuộc vào một điểm nút nào đó khiến nó không thể bị đánh sập được. Nhưng nếu không có những nguyên tắc định hướng nhất định, không có cơ chế giải quyết xung đột thì nó lại rất dễ rơi vào tình trạng của bầy chim trong câu chuyện trên.
Sự chia tách giữa các xu hướng công nghệ có thể không thành vấn đề và cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi công nghệ và cộng đồng chưa thực sự phát triển và sự chia tách không có định hướng tốt và không làm nó tiến bộ hơn thì sự chia tách đó lại chỉ làm cộng đồng trở nên yếu đi và về lâu dài sẽ làm cho giá trị của người dùng nắm giữ sẽ giảm dần giá trị. Các loại tiền điện tử, ngoài việc là những đồng tiền hay công nghệ nó còn là những cộng đồng bao gồm những nhà phát triển phần mềm, những người vận hành kỹ thuật (miners và masternode), và người dùng,... Nếu không có sự đồng thuận, nguồn lực sẽ bị chia sẻ và trong ngắn hạn có thể thấy ra các loại coin mới và ai nấy có nhiều loại coin tưởng chừng có lợi nhưng về lâu về dài, nguồn lực cho phát triển bị giảm dần dẫn đến sự suy yếu và mất dần giá trị.
Cơ chế quản trị (governance) là cơ chế giúp cộng đồng tìm ra hướng đi chung, nó cũng là cách để cộng đồng tìm được những quyết định thay vì tranh cãi mãi mà không có giải pháp. Thực tế thì hệ sinh thái nào cũng có những cơ chế quản trị ở những mức độ cao thấp khác nhau.
Không có cơ chế quản trị
Chúng ta có thể thấy rằng sau khi tạo ra Bitcoin, người sáng lập tự nhiên biến mất. Có lẽ ông ta không có ý định phát triển Bitcoin trở thành một loại tiền điện tử thành công, mà chỉ tạo ra một xu hướng để mọi người tự tìm cách tạo ra những loại tiền điện tử. Và sau đó cộng đồng này thiếu một cơ chế quản trị, không có người lãnh đạo nên nó không quyết định được nên đổi mới công nghệ thế nào, cũng không có ngân sách cho tái đầu tư. Bitcoin Foundation cũng không huy động đủ được ngân sách để tiếp tục cải tiến công nghệ và sau đó thì các nhà phát triển phải sống dựa vào tiền tài trợ bởi các tổ chức và các công ty. Nhưng những tổ chức và các công ty này thì có những lợi ích không thống nhất với nhau do đó từ lúc ra đời đến nay, Bitcoin có rất ít sự cải tiến về mặt công nghệ. Nhiều đề xuất cải tiến như Lightning, Segwit,... đều không được thông qua, và cộng đồng nhà phát triển lại tản mát ra để lập nên những coin mới.
Quản trị bằng người lãnh đạo
Khác với Bitcoin, Ethereum chịu ảnh hưởng nhiều bởi người sáng lập ra nó, một thanh niên rất trẻ tuổi người Canada gốc Nga có tên Vitalik Buterin. Cộng đồng tôn trọng và ngưỡng mộ anh và anh vẫn là người dẫn dắt mọi quyết định của đồng coin này từ việc quyết định fork để giải quyết vấn đề của The DAO đến những cải tiến công nghệ gần đây.
Nhưng như vậy, về mặt công nghệ thì nó là phi tập trung nhưng về định hướng, về cách quản trị, đồng coin này vẫn phụ thuộc một cách tập trung vào một cá nhân.
Ở Dash, người sáng lập mặc dù có tầm nhìn vượt trội với sự kết hợp của tài năng về công nghệ với sự thiên tài về kinh doanh nhưng Evan Duffield đã sớm nhận thấy rằng Dash cần một cơ chế quản trị tốt hơn là phụ thuộc vào bản thân anh ta nên anh đã sớm rút lui khỏi Core Team, một nhóm các nhà phát triển chính của Dash để lập nên một team khác gọi là Dash Labs. Anh cũng cho biết là anh rút hết các masternode để tập trung lập nên Dash Labs một nhóm với những thử nghiệm tiên phong về mặt công nghệ. Đồng thời tuyên bố dành đến 80% tài sản của mình để tiếp tục đầu tư vào các Team khác mà anh gọi đó là các DAO (Decentralized Autonomous Organization - tổ chức tự quản phi tập trung). Bằng cách thức này, anh không trở thành trung tâm của Dash và cũng không muốn Core Team hay Dash Labs trở thành trung tâm của hệ sinh thái này.
Quản trị theo động lực
Sáng tạo quan trọng của Satoshi Nakamoto (nick name của người sáng lập ra Bitcoin) đó là một cơ chế tạo động lực cho những người cung cấp máy xác thực cho các giao dịch gọi là các thợ mỏ. Đây là một cách quản trị theo động lực ở mức đơn giản. Những thợ mỏ có động lực đóng góp cho sự an toàn của mạng lưới tiền số mà không cần ai lãnh đạo hay quản lý.
Dash đã bổ sung thêm cho cơ chế này bằng cách tạo động lực cho nhóm người đầu tư lớn hơn gọi là các chủ Masternode đóng góp cho hệ sinh thái của Dash không chỉ bằng hạ tầng công nghệ giúp cho các dịch vụ gia tăng của Dash hoạt động trơn tru trên đó mà còn tạo động lực để những nhà đầu tư này tích cực tham gia vào các quyết định đầu tư mà Dash thực hiện để tái đầu tư cho bản thân nó.
Những chủ masternode có động lực để tham gia tạo ra các quyết định đúng cho những dự án đề xuất nhằm gia tăng giá trị cho mạng lưới, tái cải tiến công nghệ, và phát triển người dùng...
Với kinh phí 10% dành cho đầu tư, Dash cũng tạo động lực cho các lập trình viên, các nhà chuyên môn như marketing, luật sư, người tích hợp hệ thống, các doanh nhân tham gia đề xuất dự án làm tăng giá trị cho Dash để nhận được phần thưởng.
Quản trị theo biểu quyết
Với đám đông, để ra những quyết định mà mọi người cùng chấp nhận được đó chính là cách biểu quyết hay bỏ phiếu. Có rất ít loại coin áp dụng theo cách này và Dash là loại tiền điện tử đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp này.
Thông thường có vài cách biểu quyết, biểu quyết theo cách cào bằng không phân biệt ai với ai. Cách này người ta thường biết như là một cách bầu chọn dân chủ. Nhưng cách này cũng rất dễ bị lợi dụng vì người ta rất dễ tạo nick ảo để thêm phiếu bầu. Hơn nữa quyền lợi của người nghèo (sở hữu ít coin) khác với người giầu (sở hữu nhiều coin). Theo đó người nghèo thường dễ đồng ý với những quyết định mang lợi ích ngắn hạn còn người giầu dễ đồng ý với những lợi ích dài hạn. Đối với một công ty nếu mọi người đều có quyền biểu quyết ngang nhau thì công nhân bao giờ cũng muốn tăng lương, giảm giờ làm và họ đông hơn nên biểu quyết theo kiểu cào bằng như vậy thì những ý tưởng tăng lương và giảm giờ làm bao giờ cũng được thông qua còn những quyết định như đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho máy móc, thiết bị, đầu tư cho nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo sẽ không bao giờ được thông qua. Và khi làm ít, nghỉ nhiều, không đáp ứng nhu cầu khách hàng thì công ty chỉ có cách phá sản. Đây cũng là lý do tại sao mô hình xã hội chủ nghĩa luôn thất bại, ở đông Âu, Việt Nam, Cu-Ba, Bắc Triều Tiên, Venezuela và nhiều nước ở châu Phi.
Dash chọn cơ chế biểu quyết theo điều kiện. Muốn được quyền tham gia biểu quyết, anh phải đầu tư. Tất nhiên, ai cũng có thể làm việc đó miễn có đủ tài năng hoặc tiền. Nếu không có tiền, anh có thể đề xuất dự án để có tiền, và khi có tiền, anh có thể tạo masternode và được bỏ phiếu. Nếu không anh có thể mua đủ 1000 Dash để có được một phiếu bầu. Dù thế nào anh cũng phải cố gắng. Và khi có 1000 Dash rồi anh còn phải cố gắng suy nghĩ để quyết định của anh không làm giảm giá trị của 1000 Dash mà anh sở hữu nữa. Cơ chế quản trị bằng động lực của Dash giúp cho mọi người có động lực làm điều tốt nhất cho chính Dash.
Ta thấy thậm chí Dash tạo động lực cho việc biểu quyết. Thật là cơ chế quản trị lồng ghép thông minh.
Quản trị nhiều lớp
Dù thế nào thì con người thường đều mắc phải những sai lầm. Không ai mà có thể không sai lầm, thậm chí cả người không ra một quyết định nào thì điều đó cũng chính là sai lầm. Bởi vậy nếu lớp quản trị nào có sai lầm thì lớp khác có thể khắc phục sai lầm đó.
Bởi vậy thay vì coi tất cả người dùng như một lớp ngang hàng với nhau, Dash tạo nên các tổ chức tự quản phi tập trung (DAO) và giữa các DAO này người ta có thể áp dụng cơ chế quản trị người lãnh đạo hoặc cơ chế biểu quyết dân chủ, hay biểu quyết có điều kiện...
Các cơ chế quản trị người lãnh đạo có thể lồng ghép với bỏ phiếu và lồng ghép với tạo động lực... tạo nên một hệ sinh thái phi tập trung nhiều hơn vừa tránh được sai lầm mà vẫn có những định hướng tiến bộ.
Vì sao các loại tiền số cần hệ thống quản trị phi tập trung?
Tiền điện tử được phát mình để khắc phục những vấn đề của hệ thống tài chính của thế giới hiện tại. Đó là chống lại sự thao túng của những chính phủ hay các tài phiệt tài chính là một cách bóc lột tinh vi đối với hầu hết mọi người mà không mấy người có thể nhận thấy được. Chỉ cần in thêm tiền là làm cho số tiền trong tay của mỗi người đều giảm đi một phần giá trị mà không ai có thể nói được điều gì vì tiền vẫn trong tay của mỗi người, nó chỉ bị giảm giá trị đi mà thôi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà Zimbawe có những đồng tiền có mệnh giá lên đến hàng tỷ trong khi chẳng có mấy giá trị, hay tại Venezuela đồng tiền có mệnh giá lớn nhất còn không giá trị bằng cuộn giấy vệ sinh.
Nhưng nếu không có cơ chế quản trị phi tập trung, nó rất dễ bị rơi vào thế bị điều khiển bởi một nhóm người nào đó hay nói cách khác nó lại bị tập trung và rơi vào tình thế của nền tài chính hiện tại và số đông phải chịu thiệt thòi.
THAM KHẢO THÊM
- Tìm hiểu về cơ chế thúc đẩy cho hạ tầng và mạng lưới Masternode của Dash
- Hệ thống ngân sách phi tập trung có ý nghĩa thế nào?
- Mạng lưới bậc hai và hệ quản trị phi tập trung
- Decentralized Governance một nền cộng hoà phi tập trung trong thế giới ảo?
- Masternode một cơ chế điều tiết cung cầu phi tập trung
No comments:
Post a Comment