Lợi nhuận là sự tiến bộ - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Friday, September 1, 2017

Lợi nhuận là sự tiến bộ

Lợi nhuận là gì vì sao nó quan trọng đối với tất cả mọi người chứ không chỉ với chủ doanh nghiệp và các doanh nhân. Sau đây là một câu hỏi đơn giản: Khi bạn tiêu $100 cho một đôi giầy mới thì liệu người chủ cửa hàng có được giữ $100 đó không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG rồi. Vì người chủ cửa hàng phải trả tất cả các chi phí cho việc kinh doanh như: lương nhân viên, hàng hoá để bán, phí thuê mặt bằng, thuế, và các khoản chi phí khác. Phần còn lại là lợi nhuận của anh ta. Đó là khoản được trả cho anh ta vì thời gian, công sức, tiền đầu tư, và rủi ro mà anh ta phải gánh chịu để vận hành doanh nghiệp của mình.

Nhờ có lợi nhuận mà nó tạo nên động lực cho mọi người làm việc chăm chỉ cho bản thân mình và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Hãy lấy ví dụ về Bill Gates. Vì sao ông ta lại giầu có đến vậy? Câu trả lời là ông ta có thứ mà hàng triệu người cần và muốn sẵn lòng móc hầu bao để trả tiền để có được nó. Đó là hệ điều hành Windows, phần mềm soạn thảo Word và rất nhiều những sản phẩm của Microsoft khác nữa. Và quan trọng hơn ông ta làm ra những thứ đó bằng việc sử dụng tài nguyên rất hiệu quả. Thế còn điều gì tạo động lực cho ông ta, cũng như điều gì đã làm bao nhiêu các doanh nhân thành công khác làm việc rất chăm chỉ? Câu trả lời đơn giản là LỢI NHUẬN. 

Nếu không có động lực từ lợi nhuận thì tại sao có người phải chi những đồng tiền tiết kiệm, phải làm việc rất nhiều giờ, và nhận lấy tất cả những rủi ro để mang sản phẩm và dịch vụ của họ ra thị trường? Câu trả lời rất đơn giản là họ sẽ không làm vậy. Bạn không cần phải kiếm hàng tỷ đô la như Bill Gates. Hãy xem người chủ trại gia súc ở Montana người phải ra ngoài trời đông rét mướt, thậm chí bão tuyết để chăm sóc cho những con bò, giữ chúng được an toàn, đây là một sự hy sinh bản thân rất lớn để cho những người ở New York có thể ngồi và thưởng thức món bít-tết ngon lành. Tại sao người chủ trại lại làm vậy? Bạn có nghĩ ông ta làm vậy là vì ông ta yêu những người ở New York? Tất nhiên là không. Ông chủ trại chăm lo cho gia súc là vì ông ta muốn hơn cho bản thân ông ấy, và cho chính gia đình của ông ấy. Ông ta muốn LỢI NHUẬN. Bạn có thể đi siêu thị vào bất cứ ngày nào trong tuần, và nếu bạn muốn bít-tết thì họ có món đó. Nếu bạn muốn khoai tây họ cũng có. Và có cả đường, muối, dâu tây, bơ lạc,... Thực ra mỗi siêu thị ở Mỹ có trung bình hơn 50 ngàn mặt hàng khác nhau trên kệ. Vậy bằng cách nào để có những thứ như thế ở đó? Nó dường như có phép màu. Nhưng thực ra không phải. Thực ra tất cả những thứ có trên kệ là nhờ một điều, đó chính là LỢI NHUẬN. Điều này cũng đúng với những thiết bị mà bạn đang xem bài viết và đoạn video này, dù nó là TV, máy tính, điện thoại thông minh hay iPad, và cả những thành phần bên trong những thiết bị đó, nó cũng giống như hàng triệu các mặt hàng khác mà chúng ta sử dụng đến - đó là nhờ bởi động lực của LỢI NHUẬN. Nếu không có lợi nhuận thì những thứ đó sẽ dần không còn.

Đây còn một lý do mà LỢI NHUẬN là rất quan trọng. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi sau đây: Cơ chế nào mà bạn cảm thấy không hài lòng với nó nhất? Câu trả lời có lẽ đại loại là các đại diện của chính phủ. Tại sao? Bởi vì họ không hoạt động dựa vào lợi nhuận. Bởi vậy không ai được thưởng cho việc làm tốt và hầu như không ai bị phạt vì làm kém. 

Thế còn những cơ chế nào mà bạn hài lòng với nó nhất? Câu trả lời có lẽ sẽ giống với những tổ chức hoạt động vì lợi nhuận. Nếu tôi không thấy thoải mái với một, ví dụ là một siêu thị lớn như Macy hay Bloomingdale's vì chúng không cung cấp cho tôi hàng hoá hay dịch vụ mà tôi muốn, thì cơ bản tôi có thể sa thải cái siêu thị đó bằng cách tìm đến một nơi khác. Nhưng hãy thử xem một cơ quan chính phủ như Sở Giao Thông Công Chính hay Trường Công Lập chẳng hạn, nếu tôi thất vọng với cách làm việc của họ thì tôi không thể sa thải họ được, bởi vì tôi không có nhiều lựa chọn thay thế (ở VN thì càng hiếm có thể có lựa chọn thay thế hơn). Các chủ doanh nghiệp thì phải làm hài lòng khách hàng hoặc phải chịu rủi ro thất bại hoặc phá sản. Còn các quan chức chính phủ thì không có rủi ro gì bởi vậy họ chẳng cần phải làm hài lòng ai.

Có phải ý tôi là chúng ta không cần chính phủ, và tất cả chỉ hoạt động dựa vào lợi nhuận không? Tất nhiên là không. Nhưng ý tôi muốn nói là chúng ta muốn có chính phủ càng nhỏ bé càng tốt. Đó chính là điều mà những người đã sáng lập nên nước Mỹ tin tưởng. Họ hiểu rằng LỢI NHUẬN tạo động lực thúc đẩy để làm được những việc phi thường. Lấy những động lực đó đi thì thế giới sẽ trở nên tăm tối.

Tôi là Walter Williams thuộc trường đại học George Mason thực hiện chương trình này cho đại học Prager.

Nguồn: Trang Youtube của Đại học Prager

No comments:

Post a Comment