Vì sao tiền điện tử ra đời? - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Sunday, July 30, 2017

Vì sao tiền điện tử ra đời?

Tiền điện tử không đơn thuần chỉ là kỹ thuật và kinh tế, nó liên quan vô cùng chặt chẽ với vấn đề chính trị. Liệu có phải tiền điện tử ra đời để chống lại chủ nghĩa xã hội và bảo vệ chủ nghĩa tư bản tự do?

Tiền điện tử có đơn giản chỉ là phương tiện trao đổi cho phù hợp với công nghệ Internet hay còn liên quan đến những yếu tố như kinh tế, chính trị, tâm lý, và xã hội? Hiểu được bản chất vì sao có sự ra đời và tồn tại có thể giúp bạn có được quyết định đầu tư tốt hơn giữa muôn vàn loại tiền điện tử với những tính năng và công nghệ hấp dẫn.


Trước hết chúng ta tìm hiểu về yếu tố xã hội học và tâm lý của một số nhóm người.

Để cho dễ hiểu chúng ta phân xã hội thành 3 nhóm người với những đặc trưng về cách nghĩ (mindset) khác nhau như sau:

Nhóm những người có tư duy doanh nhân:
  • Nhóm người này có đặc điểm là rất chủ động, họ quan sát nhu cầu của người khác và tìm cách đáp ứng những nhu cầu của người khác để thu lại lợi ích cho mình và thoả mãn các nhu cầu của mình
  • Nhóm người này không đông nhưng họ thường là những sáng lập ra các công ty hay tổ chức, họ thường tạo dựng được những giá trị lớn và trở nên giầu có. Thông thường những người trong nhóm này chiếm giữ phần lớn của cải của xã hội. Họ có thể được coi là những người rất thành công mà chúng ta thấy điển hình như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Elon Musk,...
  • Những người này tạo ra giá trị bằng cách sáng tạo, cải tiến ra những cách thức mới hoặc tổ chức những con người hoặc tạo ra các quy trình để đáp ứng nhu cầu của người khác. Ví dụ Bill Gates làm ra phần mềm, Mark Zuckerberg làm ra mạng xã hội, Elon Musk làm ra ô tô điện,...

Nhóm những người có tư duy đi làm thuê:
  • Nhóm thứ hai chiếm phần đông trong dân chúng. Họ không chủ động nghĩ ra việc hoặc sáng tạo ra những cách thức tạo ra của cải, nhưng phải làm việc để giải quyết được nhu cầu của cuộc sống của họ.
  • Họ thường làm những việc được giao, có nhiều người chỉ làm những việc nhỏ được giao và chờ được giao việc tiếp, nhưng cũng có người biết quản lý chỉ cần giao mục tiêu là họ có thể tìm cách hoàn thành công việc.
  • Nhóm người này có thể là những người lao động bình thường, nhưng cũng có thể là những nhà quản lý cao cấp thậm chí làm giám đốc, thủ tướng, tổng thống...

Nhóm có tư duy ăn bám:
  • Nhóm ăn bám không tạo ra của cải cho xã hội mà chỉ sống dựa vào hai nhóm người trên. Có thể họ là những người ăn xin, có thể họ là ăn trộm, ăn cướp, lừa đảo, hoặc sống dựa vào người thân nuôi dưỡng họ. 
Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về các yếu tố về kinh tế ảnh hưởng đến các nhóm người này thế nào?

Ban đầu loài người sống tương đối đơn giản và các nhu cầu cũng rất đơn sơ như nhu cầu về thức ăn, và quần áo để giữ ấm. Và ban đầu mọi người cùng làm việc để đáp ứng những nhu cầu của mình. Người có tư duy doanh nhân sẽ tìm cách cải tiến để có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn hay làm được nhiều quần áo ấm hơn. Nên nếu người cải tiến ra cách kiếm được nhiều thức ăn hơn thì anh ta được ăn no nhiều hơn và có thể đổi được nhiều quần áo ấm hơn nên anh ta được ăn no mặc ấm hơn người khác.

Nhưng việc có cách thức mới không giữ được lâu, những người khác sẽ bắt chước và dần dần có nhiều người no ấm hơn và họ có những nhu cầu cao hơn như nhà ở. Và khi đó lại có người có tư duy doanh nhân sáng tạo ra cách làm ra nhà thay vì phải tranh nhau ở trong hang hoặc ngủ dưới gốc cây.

Chúng ta thấy rằng khi đông người có nhu cầu về một thứ gì đó nhưng thứ đó còn khan hiếm thì việc đổi lấy nó càng khó và đắt, còn khi nhiều người đã làm được thì nó không còn đắt nữa. Ví dụ, khi mọi người thấy người có xe máy đi quá nhanh nên anh ta có thể xuống miền biển mua muối để bán cho người miền núi rồi lại chở măng, mộc nhĩ từ rừng về bán cho người miền xuôi... Nên nhu cầu về xe máy là lớn và giá xe máy rất là đắt. 

Và cứ thế, xã hội phát triển lên cho đến khi chúng ta có máy tính, điện thoại di động, và mạng xã hội như ngày nay. Đó là vì sự sáng tạo của những người có tinh thần doanh nhân đã thúc đẩy nhu cầu của xã hội càng ngày càng lên cao. Và do đó, sự làm việc của con người cũng dần dần đa dạng hoá, thay vì chỉ có săn bắn, nuôi trồng và hái lượm thì người ta sản xuất máy móc, thầy thuốc chữa bệnh, giáo viên dạy học... Những việc gì dễ mà có nhiều người làm được thì cạnh tranh nhiều nên được trả công ít, những việc gì khó ít người có thể làm được thì có thể có thu nhập cao hơn. Và công việc khó nhất đó là sáng tạo ra những thứ mới để đáp ứng được phần đông người khác hay biết tổ chức nhiều người để tạo ra nhiều sản phẩm cùng loại với thời gian ngắn hơn chi phí thấp hơn. Bởi vậy những người làm việc khó đó mới kiếm được thu nhập cao nhất.

Thế nhưng con người không chỉ có trao đổi một cách hoà bình như vậy, họ đôi khi bất đồng với nhau, tranh chấp, đánh giết nhau và đó liên quan đến những vấn đề chính trị.

Đôi khi người sáng tạo ra cách thức sản xuất mới hiệu quả hơn nhưng lại bị người mạnh hơn cướp đoạt. Những người lao động vất vả nhưng lại bị người mạnh hơn cướp mất. 

Rồi loài người cũng tìm cách bảo vệ nhau để loại bỏ đi những tình trạng chiếm đoạt dẫn đến những hình thức tổ chức xã hội như bộ tộc, nhà nước,... và cần đến những người đứng ra bảo vệ những điều mà phần lớn mọi người cùng đồng ý. Và do đó hình thành những hình thức gọi là luật pháp.

Và các hình thức tổ chức xã hội cũng tiến bộ dần lên, giảm bớt bất công hơn. Và xã hội được hình thành lên các nhà nước, và tiền tệ được hình thành để đảm bảo việc trao đổi kinh tế giữa con người với nhau.

Những thời kỳ ban đầu các nhà nước được thiết lập bởi những người có sức mạnh, họ đứng ra phân xử và bảo vệ lẽ công bằng theo cách của riêng họ,... nhưng những người phán xử đó đôi khi lạm quyền và tạo ra không ít bất công. 

Dần dần con người tạo ra những chuẩn mực nhất định để tránh sự lạm quyền đó và chúng ta thấy các nguyên tắc về nhân quyền để đảm bảo những quyền căn bản của con người như quyền được đi lại, quyền được sở hữu tài sản, quyền được nói lên quan điểm của mình, quyền được nhóm lại với nhau, quyền được giữ niềm tin,... Và khi cùng nhau bảo vệ những quyền cơ bản đó, con người ít bị bắt nạt hơn và họ tổ chức được những nhà nước và luật pháp công bằng hơn. Và dần dần, thay vì dùng sức mạnh để chiếm được quyền cai trị nhà nước thì phần đông mọi người đã dần dần tìm được phương thức để đồng thuận và chọn lựa những người điều hành nhà nước công bằng hơn với các hình thức như bầu cử, và các chính quyền có thời hạn theo nhiệm kỳ.

Những người dân trả công cho nhà nước bằng cách nộp thuế. Và nhà nước dùng tiền thuế để trả cho các quan chức, nhân viên của mình.

Khi chưa có tiền kỹ thuật số thì các nhà nước mới được quyền in ra tiền. Và tiền cũng tuân theo quy luật cung cầu của kinh tế như những loại hàng hoá khác. Khi lượng tiền tăng lên tương ứng với lượng của cải được sản xuất thêm thì đồng tiền giữ nguyên giá trị. Nhưng khi lượng tiền lại tăng nhiều hơn lượng của cải thì lúc đó đồng tiền mất giá. 

Vấn đề nảy sinh bởi nền dân chủ

Sự dân chủ cho người dân được quyền dùng lá phiếu của mình để bầu cử ra những người điều hành đất nước (ở đây là quyền bầu cử thật sự chứ không phải bầu cử hình thức trá hình nhằm bảo vệ cho các chính phủ độc tài như chúng ta vẫn thấy ở những nước xã hội chủ nghĩa) cũng bộc lộ một số điểm khiến cho các chính phủ luôn tìm cách phình to lên và đè nặng lên xã hội bằng những hình thức thuế khoá trên danh nghĩa đảm bảo công bằng hay an sinh xã hội.

Khi bộ máy nhà nước phình to lên, để nuôi sống được bộ máy nhân sự tăng lên thì nhà nước phải tìm cách tăng thuế. Nhưng khi tăng thuế lên sẽ tạo thêm gánh nặng cho người dân đóng thuế khiến cho lượng tiền được quay trở lại tái đầu tư cho sản xuất ít đi và khi đó lượng của cải sẽ tăng lên ít đi, thậm chí còn không tăng được lên hoặc bị giảm đi. Với xã hội dân chủ thì mọi người dân được quyền lên tiếng nên người dân sẽ phản đối chính sách tăng thuế khiến chính phủ khó khăng trong việc tăng thuế và họ phải tìm cách khác nếu không họ sẽ không trúng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Vì trong xã hội dân chủ mỗi người đều có là phiếu ngang nhau nên nhóm người thứ nhất không muốn tăng thuế nhất vì thuế được đánh vào trước lợi nhuận nên sẽ giảm mất lượng tiền có thể tái đầu tư. Nhóm thứ 2 cũng không muốn tăng thuế vì lương của họ bị trừ thuế nhiều thì họ không muốn. Bởi vậy chính phủ có 3 cách như sau:
  • Cách thứ nhất là in thêm tiền để có thêm tiền chi tiêu. Cách này khá dễ hiểu vì khi thuế không tăng và tăng lượng tiền nhà nước có thể kiểm soát thì họ dễ dàng chi tiêu số in thêm đó. Nhưng khi đó tất cả mọi người trong xã hội đều phải chịu thiệt. Khi không in thêm thì 10 ngàn đồng một cân gạo chẳng hạn thì nếu in thêm10 phần trăm tiền thì lúc đó sẽ làm giá gạo tăng thành 11 ngàn đồng. Mọi người đều chịu thiệt như nhau thì nhóm thứ nhất phản đối mạnh, còn nhóm thứ 2 ít quan tâm nên không phản đối mấy.
  • Tăng phúc lợi xã hội: Nhóm người thứ 2 do ít chủ động tìm hiểu nên dễ bị lừa hơn và khi giá cả sinh hoạt tăng lên nhưng lại được nhà nước miễn phí một số thứ (gọi là phúc lợi xã hội) thì lại thích nên sẽ có nhiều người bỏ phiếu cho họ trúng cử kỳ tiếp theo. Cách làm này trông có vẻ nhân đạo và đánh lừa được khá nhiều. Ví dụ miễn phí giáo dục, miễn phí y tế nhưng chất lượng giáo dục công và y tế công rất thấp. 
  • Làm tăng thêm nhóm người thứ 3 để được nhiều phiếu bầu hơn. Sẽ rất ít người tưởng tượng ra cách làm này nhưng thực ra là có thật. Họ làm việc này bằng cách đề ra mức lương tối thiểu cao hơn và khi đó sẽ có nhiều doanh nghiệp không đủ tiền để trả mức lương tối thiểu khiến cho doanh nghiệp thiếu nhân sự nhưng lại có nhiều người thất nghiệp hơn. Khi có người sống bằng phúc lợi nhiều hơn thì những người đó sẽ ủng hộ với những chính trị gia nào bảo vệ phúc lợi cho người thất nghiệp thay vì ủng hộ những chính trị gia phát triển kinh tế.
Và cả ba cách trên đều làm cho xã hội thiên hướng hơn về kiểu chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đó làm cho kinh tế yếu đi, chất lượng đời sống giảm đi. Do đó tiền điện tử ra đời để giải quyết ba vấn đề bằng cách như sau:

  • Thứ nhất, tiền điện tử ra đời có những đặc tính quan trọng như phi tập trung, tức là loại bỏ vai trò của nhà nước ra khỏi việc in tiền nếu nó có thể thay thế cho tiền thông thường, hoặc ít ra giảm bớt tác hại của việc in tiền nhiều hơn của các nhà nước nếu nó được sử dụng rộng rãi.
  • Thứ hai là tiền điện tử với đặc tính riêng tư sẽ làm các nhà nước khó đánh thuế hơn và giúp cho người ta tự trả bằng tiền của mình thay vì phụ thuộc vào các dịch vụ phúc lợi miễn phí mà lại đóng thuế cao. 
  • Thứ ba tiền điện tử mang tính chất phi quốc gia khiến người ta có thể làm việc kiếm thu nhập không phụ thuộc quốc gia, các công ty không bị giới hạn bởi mức lương tối thiểu.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tiền điện tử làm cho tình trạng vô chính phủ mà chỉ giúp cho các chính phủ trở nên gọn nhẹ thay vì cồng kềnh. Giúp cho các chính phủ tập trung vào những mục đích cơ bản như bảo vệ người dân thay cào bằng xã hội để rồi triệt tiêu mất động lực cải tiến khiến xã hội khó phát triển. 

Tiền điện tử còn giải quyết những vấn đề khác như:
  • Sự riêng tư về tài chính
  • Không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia
  • Tốc độ nhanh chóng
  • Phí giao dịch thấp
Hiện tại chỉ mới có Dash mới đáp ứng được 2 vấn đề sau là tốc độ nhanh và phí giao dịch thấp, tuy nhiên trong tương lai chúng ta sẽ thấy Dash và các loại tiền kỹ thuật số còn tiếp tục cải tiến và phát triển.

No comments:

Post a Comment