Milton Friedman – Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Friday, May 26, 2017

Milton Friedman – Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do

Đây là clip phân tích cuốn Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do của Milton Friedman. Một thị trường tự do có ý nghĩa gì đối với một xã hội? Liệu tự do kinh tế có phải là một điều tất yếu để bảo tồn những cơ sở dân chủ hay không? 

Milton Friedman, một nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel, là một người ủng hộ lý tưởng thị trường tự do một cách mạnh mẽ – cái ý tưởng rằng một hệ thống thị trường giữa người bán và người tiêu dùng nên được tự do từ sự can thiệp của chính phủ. Trong cuốn sách Chủ Nghĩa Tư Bản và Tự Do của ông ta, được viết vào năm 1962, Friedman đã muốn tái định nghĩa sự hiểu biết về chủ nghĩa tự do của nước Mỹ. 
Ông ta đã xác định được nguồn gốc triết lý của chủ nghĩa tự do trong những quan niệm chính trị, vốn muốn phân chia quyền lực chính trị và kinh tế thông qua thị trường tự do. Dựa theo Friedman, nguồn gốc của chủ nghĩa tự do nằm trong triết lý chính trị của Châu Âu, vốn đánh đồng tự do kinh tế với tự do chính trị. Ông ta cho rằng nước Mỹ trong giai đoạn hậu Đại Suy Thoái 1930 ngày càng dần, trong sai lầm, đánh đồng chủ nghĩa tự do với sự can thiệp của chính phủ và sự kiểm soát kinh tế. Kết quả là, như ông ta nói, là sự gia tăng trong sự kiểm soát trong đời sống của người dân. 
Để hiểu những ý tưởng của Friedman tốt hơn, hãy áp dụng nó với những con vật trong thế giới tự nhiên. Những con vật tồn tại trong một trạng thái cạnh tranh của Darwin, đó là sự tồn tại của con vật nào mạnh nhất. Trong hệ thống này, chuỗi thức ăn đảm bảo rằng hệ sinh thái luôn cân đối. Mỗi con vật hành động theo lợi ích của riêng nó, dựa trên bản năng sinh tồn của riêng nó. Những con vật theo đuổi nhu cầu của riêng nó cho đồ ăn, chỗ ở và sinh sản. 
Khi con người cùng tham gia. Họ quyết định rằng họ muốn đảm bảo rằng hệ sinh thái này phát triển và tồn tại. Nhưng bằng cách nào? Liệu họ có nên duy trì hệ thống hiện tại, bảo tồn sự cân đối và để có những giai cấp tự nhiên tồn tại? Hay là họ nên tìm cách để tập trung hóa sự kiểm soát của hệ sinh thái, bằng cách đưa ra quy định cho mỗi con thú? Họ có nên ra lệnh cho những con thú về việc họ có thể ăn gì và họ có thể sống ở đâu không? Hãy tưởng tượng chuyện gì có thể xảy ra nếu sự kiểm soát được áp đặt. Sẽ có một sự xung đột xảy ra trong chuỗi thức ăn, và có thể là một sự thiếu thốn của môi trường sống ổn định và lượng thức ăn đầy đủ. Vài con vật nhất định có thể bắt đầu chết dần. 
Dựa theo Friedman, như sự can thiệp của con người sẽ làm rối loạn sự cân đối của một hệ sinh thái; sự tập trung hóa của quyền lực bởi một chính phủ sẽ làm điều tương tự trong nền kinh tế. Ông ta thấy rằng sự can thiệp là một công thức dẫn đến sự trì trệ và khởi đầu của độc tài. Vài thiểu số với quyền lực sẽ tìm cách kiểm soát cuộc sống của những người khác.
Ông ta tin rằng sự can thiệp sẽ dẫn đến một sự giới hạn trong tự do, và cho rằng tự do kinh tế cá nhân và tự do xã hội là cần thiết để một hệ sinh thái kinh tế và chính trị tồn tại. Friedman là một lực lượng chủ chốt đằng sau Phong Trào Kinh Tế Reagan (Reaganomics) và Thatcher. Ông ta được tưởng nhớ với tư cách là một trong những nhà tư duy kinh tế học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. 
Một phân tích chi tiết hơn của những ý tưởng của ông ta có thể được tìm thấy ở Macat Analysis.
Nguồn: Cafe Ku Búa

No comments:

Post a Comment